I – VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
Bán đảo Hàn (tiếng Anh là Korea peninsular) là một vùng đất nằm ở phía Đông Bắc lục địa châu Á, có chiều dài khoảng 1.000 km từ phía Bắc xuống phía Nam, đường biên giới trên bộ hầu hết giáp với Trung Quốc, phần còn lại rất ít tiếp giáp với Nga, ba mặt Đông, Tây, Nam đều giáp với Thái Bình Dương. Phía Đông bán đảo là biển Đông. Bên kia biển Đông là quần đảo Nhật Bản. Phía Tây bán đảo giáp với biển Hoàng Hải, phía bên kia biển Hàng Hải là lục địa Trung Quốc. Phía Nam bao bọc bởi đại dương mênh mông, đảo JeJu thuộc phía Nam Hàn Quốc ngày nay chỉ cách thủ đô Seoul khoảng 1 giờ đường bay.
Tổng diện tích của bán đảo Hàn là 220.903 km2. Vị trí nằm trên bản đồ thế giới khoảng từ 33 0 đến 43 0 vĩ Bắc và khoảng 124 0 đến 131 0 kinh Đông.
Đường biên giới tự nhiên giữa bán đảo Hàn với Trung Quốc do hai con sông lớn tạo nên – Sông Amnokgang (còn gọi là sông Yalu) dài khoảng 790 km và sông Tumengang dài 521 km. Đoạn 16 km cuối cùng của sông Tumangang tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa bán đảo Hàn với Nga. Hai con sông trên đều bắt nguồn từ vùng núi Baekdusan rồi sau đó, một sông chảy về phía Đông và một sông chảy về phía Tây tạo thành đường biên giới tự nhiên phía Bắc của bán đảo.
Năm 1948, bán đảo Hàn bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau, vĩ tuyến 38 trở thành đường biên giới giữa hai miền. Phía Bắc là Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Bắc Triều Tiên) có diện tích là 120.540 km2với số dân khoảng 25.994.001 người (cập nhật ngày 07.6.2022). Phía Nam là nước Đại Hàn Dân Quốc (còn gọi là Hàn Quốc) với diện tích 100.363 km2, dân số khoảng 51.328.424 người (cập nhật ngày 09.6.2022).
Điều kiện tự nhiên của bán đảo Hàn rất phong phú, đa dạng. Đất đai chủ yếu là đồi núi, dãy núi Taebaeksan là dãy lớn nhất, trên có đỉnh Baektusan cao khoảng 2.744 m nằm ở biên giới phía Bắc. Trên đỉnh Baektusan có hồ Thiên đường (ChongJi) nổi tiếng.
Phía Nam có núi Halla nằm trên đảo Jeju, cao 1.950 m, trên đỉnh cũng có hồ nhỏ là Baegnoktam nới ký sinh của trên 360 loài động vật hình nón.
Vùng biển bao quanh ba phía của bán đảo cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội người dân xứ Hàn. Bán đảo Hàn có khoảng trên 3.000 đảo lớn, nhỏ chạy dọc bờ biển. Tổng chiều dài đường biển và các đảo ngoài khơi là 17. 300 km (trong đó đường biển bao quanh bán đảo là 8.700 km, phần còn lại khoảng 8.600 km là đường bao quanh các đảo ngoài khơi). Vùng biển Hoàng Hải (còn gọi là biển Vàng) phía Tây và vùng biển phía Nam bán đảo có thềm lục địa với tầng biển nông, ấm cung cấp nguồn tài nguyên đáng kể cho nhiều ngành kinh tế.
Bán đảo Hàn nằm trong vành đai gió mùa Đông Á nên cũng có 4 mùa gồm: mùa hạ, mùa đông, mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ từ tháng 6 - tháng 8 là mùa nóng, ấm có nhiệt độ trung bình khoảng 25 0 C, nóng nhất vào khoảng tháng 9 có ngày lên tới 33 độ C, nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa 200mm đến 300mm. Mùa đông là mùa dài nhất với nhiệt độ thường dưới 00C, khí hậu lạnh và khô, nhiều tuyết từ tháng 11- 4, nhiệt độ thường dưới 0 độ C, (miền cực Bắc – 20 độ) , (cực Nam khoảng – 5 độ). Mùa xuân từ tháng 4 đến tháng 5, lượng mưa nhỏ – mưa xuân, cây cối đâm trồi nảy lộc, người Hàn cũng chuẩn bị cho việc trồng trọt các giống cây mùa hè như đậu tương, đại mạch … Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11 là mùa chuyển từ nóng, ấm sang khô, lạnh thời tiết đẹp, dễ chịu, mùa này cũng là mùa lễ hội dân gian truyền thống. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 10-16 độ, mùa hè 23- 28 độ, nóng nhất là 33 độ.
Về con người, dựa trên những tài liệu về ngôn ngữ, nhân chủng và khảo cổ học, nhiều nhà khoa học cho rằng tổ tiên của người Hàn ngày nay có nguồn gốc di cư từ phía Bắc Sibêria đến Mông Cổ, Manchuria (Mãn Châu) Bắc Trung Quốc rồi xuống vùng bán đảo Hàn vào khoảng 5.000 năm trước Công Nguyên.
Là một chủng tộc thuần nhất, người Hàn nói và viết cùng một ngôn ngữ, chữ viết Hangul ra đời năm 1446. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, ngôn ngữ Hàn thuộc nhóm ngôn ngữ Ural – Altai thuộc vùng Trung Á bao gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Hunggaria, Phần Lan, Mông Cổ, Tây Tạng và Nhật Bản.
II- BÁN ĐẢO HÀN THỜI TIỀN SỬ
Tuy vẫn còn quá ít tài liệu để khôi phục bức tranh thời đá cũ, nhưng những di tích khảo cổ tìm thấy đã phần nào chứng tỏ, con người thời đá cũ đã sớm có mặt ở bán đảo Hàn. Dựa vào hai tầng văn hoá ở khu vực Sokchang – ni, các nhà khoa học đoán định, thời đá cũ ở bán đảo Hàn được bắt đầu cách ngày nay từ 50.000 năm. Người Hàn thời tiền sử sống chủ yếu trong các hang động, gần nguồn nước, ăn trái cây, săn bắt, đánh cá …. Như vậy, phương thức sinh sống chủ yếu của họ là tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên, và vì vậy, họ phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên. Vào cuối thời đá cũ, họ đã biết làm nhà mái tròn, nền sâu dưới đất, biết dùng lửa để nấu chín thức ăn và để sưởi ấm.
Cách ngày nay khoảng 6.000 năm, người Hàn cổ bước vào thời kỳ đá mới. Những hiện vật tìm thấy chủ yếu là đồ gốm và những công cụ đá đựợc chế tạo khá cẩn thận. Trên vùng bán đảo, người thời đá mới sinh sống ở các khu vực như Kulpo-ri (Khuất Phổ Lý), phía Bắc tỉnh Hàm Kính Đạo và Tongsam-dong (Đông Tam Động) trên đảo Yongdo ngoài khơi Pussan…
Vào khoảng 5.000 năm cách ngày nay, cư dân đá mới đã sinh sống trên khắp vùng bán đảo Hàn. Dấu tích của họ còn để lại nhiều nới như Chongho - ri (Hồ Thanh Lý), huyện Đại Đồng (Taedong) phía Nam Bình An đạo (P’yongang) và ở Nham Tự Động (Amsa-dong) trong khu vực Giang Đông (Kang dong) thuộc Seoul. Dựa vào hiện vật tìm thấy, nhất là gốm có hoa văn hình học (gốm văn lược), tương đồng với đồ gốm ở Mông Cổ, Manchuria và Siberia cùng thời, các nhà khoa học cho rằng, trong thời kỳ đá mới, cư dân nguyên thuỷ này vốn có nguồn gốc từ Mông Cổ, Sibêria đã di cư về phía Đông, Đông Nam và vào vùng bán đảo Hàn.
Vào khoảng năm 1.800 TCN, thời kỳ đá mới ở bán đảo Hàn có bước chuyển biến mới. Căn cứ vào những hiện vật gốm tìm đựợc trong các di chỉ khảo cổ ở phía bắc tỉnh Hamgyong (Hàm Kính đạo), Kangwon (Giang Nguyên đạo), Hwanghae (Hoàng Hải đạo) và sự khác nhau về cách trang trí các hoạ tiết của đồ gốm chứng tỏ con người đá mới đã trải qua một thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, trước khi đồ đồng xuất hiện vào thế kỷ IX – VIII TCN, nền văn hoá đá mới trên bán đảo Hàn đã trải qua 3 giai đoạn phát triển, và tướng ứng với nó là 3 giai đoạn di cư của những cư dân đá mới ở Sibêria, Mông Cổ vào bán đảo Hàn.
Thời đá mới, ngoài đánh bắt cá, người Hàn cổ còn tiến hành săn bắn và hái lượm. Song có lẽ, thành tựu quan trọng nhất chính là việc họ chuyển sang nền kinh tế trồng trọt và chăn nuôi. Về xã hội, cư dân đá mới đã sống tập trung thành những cộng đồng nhỏ. Họ biết làm nhà ở, ban đầu biết làm quần áo bằng da thú, sau biết dệt vải từ lông thú hoặc sợi gai với những khung cửi thô sơ. Mỗi thị tộc cư dân đá mới là một cộng đồng riêng biệt, giữa các thành viên thị tộc đều bình đẳng, đứng đầu là tộc trưởng (thủ lĩnh). Mỗi thị tộc là một đơn vị kinh tế độc lập và hoàn toàn tự cấp, tự túc. Nguyên tắc ngoại hôn được áp dụng trong cộng đồng thị tộc. Về tôn giáo, thời kỳ đầu họ sùng bái các lực lượng tự nhiên, sau đó những quan niệm mọi vật đều có linh hồn đã xuất hiện. Dần dần đạo Shaman- một loại hình tín ngưỡng dân gian xuất hiện trên vùng bán đảo Hàn.
Như đã nêu, thời kỳ đồ đồng xuất hiện ở bán đảo Hàn vào khoảng thế kỷ IX TCN và kết thúc vào thế kỷ IV TCN. Bước sang thời kỳ đồ đồng, hiện vật như bình, lọ, dao găm và gươ ng soi được tìm thấy khá nhiều trên bán đảo. Đồ đồng xuất hiện đã kéo theo sự biến đổi kinh tế – xã hội của cư dân. Nông nghiệp, chăn nuôi trở thành ngành kinh tế chủ yếu thay thế cho săn bắt và hái lượm. Nền kinh tế phát triển, xã hội dần bị phân hoá thành nhiều giai tầng khác nhau. Thông qua những hiện vật tìm thấy trong các ngôi mộ và hình thức xây cất của chúng đã chứng tỏ điều đó. Bằng những phương tiện và vũ khí như lao, cung tên, dụng cụ sản xuất, sinh hoạt, chủ nhân văn hoá đồ đồng đã thay thế văn hoá đá mới và dựng lên những kinh thành đồ sộ, nhanh chóng trở thành những quốc gia đô thị. Một trong những quốc gia thành thị điển hình trên bán đảo Hàn thời cổ đại là nhà nước Choson cổ.
III. BÁN ĐẢO HÀN THỜ KỲ CỔ ĐẠI
3.1. Vương quốc Choson cổ
Theo truyền thuyết, Hwanin đấng sáng tạo tối cao đã cho con trai Hwanung xuống núi Taebaeksan cùng 3.000 người hầu lập nên thành phố thần thánh. Ông đã dạy cho dân 360 lĩnh vực công việc như nghề nông, chăn nuôi…Sau đó, sự kết hôn giữa Hwangnung với nàng Gấu đã sinh ra Dangun Wanggom - người đã thành lập nhà nước đầu tiên gọi là Choson với thủ đô là Asadal (tức Pyonggyan ngày nay) vào ngày 3 tháng 10 năm 2333 TCN. Như Vậy, Dangun là tổ tiên khởi thủy của người Hàn và Choson cổ là nhà nước đầu tiên của người Hàn. Ngày nay, người Hàn lấy ngày 3.10 là ngày lập quốc và đặt tên là ngày “khai thiên tiết” khai sinh ra nhà nước Choson đầu tiên trên vùng bán đảo Hàn.
Vào thế kỷ IV TCN, do áp lực bành trướng của nước Yên Trung Quốc, vương quốc Choson cổ dần suy tàn. Tiếp đến, Nhà Tần ở Trung Quốc sụp đổ năm 206 TCN, Nhà Hán lên thay. Trong suốt thời kỳ chính trị rối ren, nhiều dòng người tỵ nạn đã chạy sang vùng bán đảo Hàn, một trong số đó có Wiman (Vệ mãn) được cựu vương Chun (Chuẩn vương) của Choson cổ tin dùng. Sau đó Wiman đã ép Chuẩn vương thoái vị và xưng vương vào năm 194-180 TCN. Về nguồn gốc, Nhà sử học Ki Baik Lee (1924-2004) cho rằng, Wiman choson là người nước Choson cổ (vì ông đã búi tóc khác với kiểu tóc búi tó trên đầu và mặc y phục kiểu người Choson và khi đặt tên vương quốc ông cũng lưu dụng cái tên Choson ) ( Xem: Ki Baik Lee- Lịch sử Hàn Quốc Tân Biên tr. 26).
Năm 109 TCN, nhà Hán (Trung Quốc) đã phát động cuộc xâm lược Choson, kinh đô Wanggom – song (Vương Kiệm Thành nay là P’yonggang- Bình Nhưỡng) bị thất thủ, năm 108 TCN vương quốc Wiman Choson bị diệt vong và từ đó bị nhà Hán thống trị.
Cùng thời gian này, phía Nam bán đảo, vương quốc Chin (Thần, Thìn Hàn) cũng được hình thành và phát triển. Tuy vậy, lịch sử của nước Chin trước thế kỷ II TCN vẫn chưa được sáng tỏ, chỉ biết rằng, từ thế kỷ II TCN trở về sau, nước Chin đã phát triển khá mạnh mẽ. Sau đó, nước Chin phân hoá thành ba nước nhỏ khác: Mahan, Chinhan và Pyohan. Tuy nhiên, sự tồn tại của các quốc gia trên không được lâu, đến thế kỷ I TCN, cả ba vương quốc đã bị sáp nhập vào các quốc gia lớn mạnh hơn nó.
3.2. Bán đảo Hàn thời kỳ Tam Quốc.
3.2.1. Vương quốc Cao Câu ly (Koguryo).
Tương truyền, Koguryo do Chumong (Chu Mông) thành lập năm 37 TCN tại vùng đất trung tâm của vùng lòng chảo sông T’ung chia (Đồng Giai giang) và sông Yalu (Áp Lục giang). Tuy nhiên, vào thế kỷ IV TCN dân tộc tiền thân của Koguryo là Yemaek (Uế Mạch), đã củng cố sức mạnh tại vùng này. Trải qua 28 triều vua, Koguryo tồn tại và phát triển với tư cách là một quốc gia hùng mạnh nhất vùng bán đảo. Năm 427, vua Changsu cho dời đô về P’yonggang. Cũng từ đó, P’yonggang trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của Koguryo. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Koguryo luôn phải đối mặt với các thế lực thôn tính từ bên ngoài, đặc biệt là triều Tuỳ, Đường ở Trung Quốc. Năm 668, trước sức mạnh liên minh Đường - Shilla vương quốc Koguryo bị sụp đổ.
3.2.2. Vương quốc Paekche (Bách Tế).
NướcPaekche (Bách Tế) ra đời vào khoảng năm 18 TCN và tồn tại đến năm 660. Tương truyền, con trai của vua Chu Mông (vua Koguryo) là Onjo đã tiến xuống phía Nam nhanh chóng thu phục vương quốc Mahan lập ra nước Bách Tế, cai quản một vùng rộng lớn miền Trung và Tây Nam bán đảo Hàn. Trải qua 7 thế kỷ hình thành và phát triển, với 31 đời vua, đặc biệt là dưới thời vua Koi (234 – 286); vua Kon Chogo (346 – 375) trị vì, Paekche bước vào thời kỳ thịnh đạt. Năm 384, nước Paekche đã chấp nhận đạo Phật. Đến năm 660, Paekche bị liên minh nhà Đường và Shilla thôn tính.
3.2.3.Vương quốc Shilla (Tân La).
Shilla là một vương quốc phát triển lên từ nước Saro – một trong 12 quốc gia độc lập ở vùng Chinhan (Thìn Hàn) thuộc Đông Nam bán đảo Hàn Quốc. Tương truyền, vương quốc này ra đời vào năm 57 TCN do vua Park Hyorkkose sáng lập và đồng thời còn là vương quốc tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử (từ năm 57 TCN đến năm 936),với 56 đời vua trị vì, từ một nước nhỏ, phát triển chậm, Shilla đã trở thành quốc gia hùng mạnh, thống nhất bán đảo Hàn, đưa quốc gia phát triển cực thịnh trong nhiều thế kỷ.
Năm 535, Shilla chấp nhận đạo Phật và coi đó là một nền tảng tư tướng vững chắc, chỗ dựa căn bản của nhà nước. Nửa cuối thế kỷ VI, bán đảo Hàn xuất hiện liên minh Koguryo – Paekche (Cao Câu Ly - Bách Tế). Trước âm mưu thôn tính của Paekche, Shilla đã kêu gọi sự giúp đỡ của nhà Tuỳ, và sau đó là nhà Đường (Trung Quốc). Năm 660, liên minh Đường – Shilla thôn tính Paekche. Năm 668, trước những cuộc tấn công của nhà Đường và Shilla, vương quốc Koguryo (Cao Câu Ly) bị sụp đổ. Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục Koguryo và Paekche, nhà Đường không chịu rút quân về nước mà tiếp tục thực hiện âm mưu thống trị bán đảo Hàn. Trước tình thế đó, Shilla đã liên kết với các lực lượng cũ của Koguryo đánh đuổi quân Đường, sau đó nhà Đường buộc phải công nhận quyền bá chủ của Shilla ở bán đảo Hàn.
Thời kỳ Tam quốc, quyền lực tối cao trong các quốc gia đều tập trung trong tay vua, dưới vua là một hệ thống quan chức gồm 12 chức vụ ở Koguryo, 16 chức vụ ở Paekche và 17 chức vụ ở Shilla. Các chức vụ quan lại được phân biệt bởi màu sắc của y phục. Quyền lực của Trung ương còn vươn tới các địa phương. Các đơn vị hành chính địa phương được gọi là “Kun”( huyện ) đứng đầu là Songju (chúa lâu đài) và “ Pu”( tỉnh) do các tỉnh trưởng đứng đầu. Tổ chức quân sự trong các quốc gia thời Tam quốc do vua trực tiếp quản lý.
Về kinh tế, nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản của cả ba nước. Ngoài trồng lúa, cư dân Hàn thời Tam quốc còn trồng đủ các loại rau, củ, cây ăn quả. Bên cạnh nông nghiệp, các nghề thủ công như nghề dệt, rèn, mộc, chế tạo vũ khí, đóng tàu cũng phát triển mạnh. Cả ba vương quốc đều có quan hệ ngoại thương với Trung Quốc, Nhật Bản.
Về văn hoá, đạo Phật và Khổng giáo thời kỳ này đã du nhập vào bán đảo Hàn. Năm 372, Koguryo thành lập viện Khổng học. Ở Paekche, từ Paksa (bác học) được dùng để chỉ những người giảng dạy kinh điển Khổng giáo. Đối với đạo Phật, ngoài việc coi đạo Phật như một hệ thống đặc biệt thích ứng với quốc gia do vua đứng đầu, đạo Phật còn có ý nghĩa chính trị đặc biệt có thể phục vụ cho mục đích quốc gia bảo vệ độc lập dân tộc.
Ngoài những lĩnh vực nêu trên, thời Tam Quốc, các thành tựu như sử học, chữ viết, văn học, nghệ thuật cũng phát triển mạnh.
3.3. 4 Shilla thống nhất bán đảo Hàn từ thế kỷ VII đến thế kỷ X
Như đã nêu ở trên, năm 676, trước những thất bại liên tiếp, nhà Đường rút quân khỏi bán đảo Hàn, công nhận quyền bá chủ của Shilla ở Hàn Quốc. Như vậy, đến nửa cuối thế kỷ VII, Shilla đã thống nhất bán đảo, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc và đưa quốc gia bước vào một thời kỳ hưng thịnh. Sau khi thống nhất, Shilla lập ra một vương triều mới, lấy Kyongju (Khánh Châu) làm kinh đô. Dưới thời vua Sinmun trị vì (681 – 692), Shilla bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Cùng với việc củng cố triều đình trung ương, Shilla còn cho thiết lập và quản lý hệ thống chính quyền ở cấp địa phương. Cùng với sự ra đời của hệ thống 9 tỉnh và 5 kinh đô thứ hai (kinh đô nằm trên vùng đất thuộc Koguryo và Paekche trước đây) đặt trực tiếp dưới quyền quản lý của Shilla đã góp phần tạo ra sự ổn định của một quốc gia thống nhất. Về kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế cơ bản của nhà nước. Ngoài nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp được nhà nước khuyến khích phát triển. Nhà nước Shilla có quan hệ buôn bán với các nước Trung Quốc, Nhật Bản.
Về văn hoá, đạo Phật trở thành hệ tư tưởng chính của nhà nước Shilla. Ở Shilla, cứ 10 người dân thì có từ 8 đến 9 ngưới theo đạo Phật. Nhiều nhà sư có trình độ học vấn cao là cố vấn giúp việc cho nhà vua. Bên cạnh đạo Phật, Khổng giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của Viện Khổng học Quốc gia (Kukak) năm 682 và sau đó là Đại học Tổng hợp Khổng học Quốc gia năm 750 chứng tỏ Khổng giáo chiếm vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Shilla.
Tuy nhiên, bước sang thế kỷ IX, tình hình chính trị Shilla ngày càng rối loạn. Trong xã hội, do bị áp bức, bóc lột nặng nề, nông dân nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. Cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X, bán đảo Hàn lần lượt xuất hiện những nhà nước mới. Nhà nước Hậu Paekche (Bách Tế) năm 892 và nhà nước Hậu Koguryo (Cao Câu Ly) năm 901. Sau nhiều năm giành quyền bá chủ, năm 936, vương quốc Shilla thống nhất bị diệt vong, nhà nước Hậu Paekche cũng bị sụp đổ, bán đảo Hàn nằm dưới sự thống trị của một nhà nước mới – Nhà nước Koryo (Cao Ly).
3.3.5 Nhà nước Parhae (Bột Hải)
Nghiên cứu về lịch sử vùng bán đảo Hàn, chúng ta không thể không nhắc đến một nhà nước đã mang biệt danh Hải Đông Thịnh quốc nằm ở phía Bắc bán đảo Hàn gồm một vùng bình nguyên Manchuria rộng lớn có sông Sungari (Đại Đông Giang ) chảy qua và đồng thời là nơi nước Puyo cổ của bán đảo Hàn. Vua sáng lập Nhà nước Parhaelà một cựu võ tướng của Koguryo tên là Tae Cho-yong (Đại Tộ Vinh). Thần dân trong nước là người Koguryo và dân Malgal (Mạt hạt) vốn là tộc du mục sống ở Manchuria, Siberia và vùng Đông Nam bán đảo Hàn. Sự lớn mạnh của Parhae đã khiến Shilla phải xây tường thành phòng vệ phía bắc. Vương quốc Parhae bước vào thời kỳ hưng thịnh qua các triều vua Mu (Vũ vương 719-737), vua Mun (Văn vương 737-794), vua Son (Tuyên vương 818-830). Về đối ngoại, Parhae có quan hệ với Shilla, Trung Quốc (Nhà Đường), Nhật Bản. Tuy nhiên, vương quốc Parhae bị sụp đổ vào năm 926 do người Khiết Đan chinh phục. Sau sự sụp đổ của Nhà nước Parhae, từ đó vùng đất Manchuria không còn là đất của bán đảo Hàn nữa. Sau khi bị người Khiết Đan thống trị, tiếp đến người Nữ chân (Kim) đã thống trị vùng này. Mặc dù chỉ còn mang tính lịch sử, song vùng lãnh thổ của Parhae trước đó là vùng đất của người Koguryo, họ vốn là tộc người Hàn trong lịch sử.
IV. Bán đảo Hàn thời kỳ Trung đại
4.1. Nhà nước Koryo 918-1392.
Vua Wangkon (tức T’aejo – Thái Tổ) người sáng lập ra triều đại Koryo (năm 918) sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước đã đưa quốc gia này bước vào thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên, thời gian đầu nhà nước Koryo gặp phải không ít những khó khăn thử thách. Ở nhiều vùng nông thôn, thế lực của các lãnh chúa vẫn còn rất lớn… Trước thực tế đó, Nhà vua một mặt tranh thủ gây dựng uy tín của mình bằng việc quan hệ mật thiết và tranh thủ mọi sự ủng hộ của tầng lớp quý tộc, mặt khác Nhà vua còn đặt ra các luật lệ như các quy tắc và những điều huấn thị cho các quan chức trong chính quyền… Trên thực tế, chính sách của Nhà vua đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, song cũng còn nhiều hạn chế. Việc thiết lập quan hệ hôn nhân giữa Nhà vua và các gia đình quý tộc đã dẫn đến sự xuất hiện các gia đình quyền thế thao túng quyền lực trong hoàng gia. Chẳng hạn: gia đnh Ansan– kim và gia đình Inju yi nắm quyền lực trong nhiều thập kỷ sau đó. Dưới thời vua Kwang – Jong (949 – 975), hệ thống thi cử xét tuyển quan chức được thành lập, nhằm mục đích loại bỏ hệ thống đẳng cấp và hạn chế quyền lực quý tộc Koryo. Tuy nhiên, việc làm của Nhà vua đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của giới quý tộc Koryo trong việc bảo vệ quyền thừa kế của họ. Đến năm 983, dưới thời vua Song jong, nền tảng hành chính của nhà nước Koryo được hoàn thiện thêm một bước. Chính quyền trung ương được xây dựng xung quanh 3 viện: Lập pháp, giám sát và hành pháp với 6 bộ, một Ban kiểm duyệt và một Hội đồng quân sự. Cả nước chia thành 12 tỉnh đứng đầu là các tỉnh trưởng. Trong hệ thống quan chức, quan dân sự nắm quyền hành lớn hơn quan quân sự, vì vậy quyền lực của Hội đồng tướng lĩnh thường thấp hớn quyền lực của Hội đồng tư vấn.
Về đối ngoại, Koryo có quan hệ với KhiTan (Liêu), Mông Cổ (Jurchen), và nước Sung (Tống -Trung Quốc) … Trong quá trình quan hệ, giữa Koryo và các quốc gia trên có nhiều lúc thăng trầm, khi thì hoà hiếu, khi thì xảy ra xung đột. Chẳng hạn, Khi Tan nhiều lần cho quân xâm lược Koryo, sau nhiều thất bại, Khi Tan chấp nhận thiết lập quan hệ hữu nghị với Koryo.Tương tự, nước Tống nhiều lần đề nghị Koryo giúp đỡ để chinh phục Khi Tan và nước Chin, nhưng Koryo đã tìm cách từ chối khéo lời đề nghị đó. Sau sự kiện này, quan hệ giữa Tống và Koryo bị gián đoạn, cuối cùng quan hệ giữa hai nước cũng được nối lại.
Bước sang thế kỷ XII, trong giới quý tộc Koryo xuất hiện nhiều mâu thuẫn lớn và đã dẫn tới cuộc phản loạn của Yi Cha - gyom (Lý Tư Khiêm) sau khi lật đổ vua Injong đã tự đưa mình lên ngôi. Nhưng liền sau đó, Lý Tự Khiêm đã bị chính thuộc hạ thân tín của mình là Ch’ok Chun-gyong (Thác Tuấn Kinh) trừ khử, bắt đi lưu đầy. Cuộc phản loạn của Lý Tự Khiêm đã bộc lộ sự yếu kém của triều đình Koryo và sức mạnh tiềm tàng của giới quý tộc.
Tiếp đến, lợi dụng sự bất ổn của Hoàng gia, nhà sư Myoch’ong (Diệu Thanh) sau khi không thành công trong việc xúi giục vua Injong dời đô từ Kaesong (Khai Thành) về P’yonggang (Bình Nhưỡng) đã lập ra một đạo quân ở P’yonggang âm mưu lật đổ triều đình. Nhưng liền sau đó, đạo quân của Diệu Thanh cũng nhanh chóng bị quân đội triều đình đánh bại, âm mưu nổi loạn của Diệu Thanh bị dập tắt.
Sau 2 cuộc nổi loạn trên, triều Koryo tiếp tục xảy ra những mâu thuẫn mới giữa hai phái Dân sự và Quân sự. Trong hệ thống chính quyền, quan chức phái dân sự thường có địa vị cao hớn phái quân sự. Trên thực tế, phái quân sự không chỉ là mục tiêu của sự phân biệt, đối xử tệ bạc mà còn là đối tượng cho các quan dân sự bóc lột. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc nổi loạn quân sự nổ ra năm 1170 dưới triều vua Ui Jong. Cuộc nổi loạn do phái quân sự tiến hành khiến nhiều quan dân sự bị bắt và bị giết. Kết quả, quyền lực triều đình do giới quân sự thâu tóm.
Năm 1198, gia đình họ Ch’oe (Thôi) đã thiết lập chế độ độc tài, dùng quyền lực chính trị, quân sự điều khiển bộ máy chính quyền nhà nước.
Năm 1231, đế quốc Mông Cổ tiến hành xâm lược Koryo. Trước sự tàn phá đất nước của quân Mông Cổ, năm 1259, Koryo đã phải cầu hoà và trở thành nước phụ thuộc vào Mông Cổ. Cũng từ đó, chính quyền quân sự do nhà Ch’oe cầm đầu bị đổ, quyền lực được chuyển sang tay Nhà vua. Trên thực tế, Koryo đã trở thành “quốc gia con rể” của Mông Cổ. Trong thời kỳ phụ thuộc, các vua Koryo đều phải mang tên, để tóc, trang phục và sử dụng ngôn ngữ Mông Cổ. Hàng năm, Koryo phải cống nạp cho Mông Cổ các thứ sản phẩm quý như vàng, bạc, vải vóc, ngũ cốc, sâm.
Năm 1308, vua Chungson đã ban hành một số cải cách nhằm ổn định trật tự xã hội Koryo. Tiếp đến, khi vua Kongmin nắm quyền thống trị (1351 - 1374) lợi dụng sự suy yếu của Mông Cổ, Nhà vua đẩy mạnh cải cách nhằm chấn hưng triều đại, loại bỏ các gia đnh quyền thế và thực hiện chính sách thân Minh, chống Nguyên. Cải cách của vua Kongmin được quần chúng ủng hộ tích cực, nhưng đã vấp phải sự thù hận của các gia đình quyền thế, cuối cùng ông đã bị sát hại.
Trong những năm 1359, 1361, Koryo đã bị các toán cướp người Trung Quốc (còn gọi là giặc khăn đỏ) tràn qua sông Amnokgang vào bán đảo Hàn cướp phá. Tương tự, các vụ cướp phá của hải tặc Nhật (Nuỵ Khấu) cũng diễn ra trong một thời gian dài trên khắp đất nước. Trước nạn cướp bóc của các toán cướp Trung Quốc và Nhật Bản, vai trò của các tướng lĩnh quân sự như Ch’oe yong (Thôi Huỳnh), Yi song gye (Lý Thành Quế) đã gây được tiếng vang lớn trong việc đánh tan các toán cướp. Cùng với những chiến công và mưu lược của mình, Lý Thành Quế đã dần nắm quyền lực chính trị và quân sự, buộc vua Kongyang (vị vua cuối cùng của Koryo) thoái vị và lên ngôi vua lập ra một triều đại mới trong lịch sử bán đảo Hàn - vương triều Choson vào năm 1392 .
Thời kỳ Koryo, luật trả lương cho các quan lại bằng đất đai được áp dụng, quan lại Koryo gồm có 18 loại khác nhau.
Về mặt hình thức, vua là ngưới nắm quyền sở hữu ruộng đất tối cao, nhưng thực tế, ruộng đất vua ban cấp cho quý tộc, quan lại bị biến thành ruộng tư.
Trong xã hội, nông dân là lực lượng sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, họ không chỉ là đối tượng bị bóc lột chủ yếu về địa tô, mà còn phải làm nghĩa vụ lao dịch và quân sự. Trong lĩnh vực thương mại, Koryo có quan hệ buôn bán, trao đổi với Trung Quốc, Nhật Bản và các thương nhân Arập.
Tương tự như Shilla, đạo Phật và Khổng giáo cũng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội ở Koryo. Trong đó, Khổng giáo phát triển mạnh đến mức lấn át cả đạo Phật và trở thành hệ tư tưởng chính thống. Tuy vậy, đạo Phật vẫn chiếm vị trí quan trọng trong xã hội, nhiều cuốn kinh phật được xuất bản, điển hình là cuốn kinh phật Tripitaka (Bộ kinh phật cổ duy nhất trên thế giới được khắc trên các tấm gỗ hiện còn lưu giữ tại Đại Khâu Hàn Quốc)
Đền thờ Phật cũng được xây dựng khá nhiều ở Koryo, điển hình là đền Hungguk-sa (Hưng Quốc tự) được xây dựng trong vòng 12 năm, với diện tích khoảng 9.270 m2.
Về văn hoá, các lĩnh vực như văn học, sử học, nghệ thuật, y học cũng phát triển khá mạnh mẽ và để lại nhiều thành tựu rực rỡ. Chẳng hạn, bình gốm men màu ngọc bích được coi là đỉnh cao của nghệ thuật Koryo. Kiến trúc đá và gỗ Koryo cũng để lại nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng. Chẳng hạn, “Lâu đài thiên đường”, “Lâu đài bất tử” được xây dựng vào thế kỷ XIII là những công trình có giá trị. Cuối thời kỳ Koryo, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu nổi tiếng như kỹ thuật in ấn bằng các bản gỗ khắc, nghề trồng bông dệt vải, và những kiến thức y học.
4.2. Bán đảo Hàn thời kỳ Choson (1392 – 1864)
Như đã nêu, Yi Song gye (Lý Thành Quế) có nguồn gốc xuất thân là một võ tướng cuối triều đại Koryo, lập ra triều đại của mình lấy tên Choson (1392) và dời đô về Hansong (Hán Thành) tức Seoul ngày nay. Những năm đầu triều đại, quyền lực của vua bị lấn át bởi tầng lớp “ khai quốc công thần ”. Năm 1398, Lý Thành Quế thoái vị, nội bộ Hoàng gia xảy ra mâu thuẫn gây nên những biến động lớn về chính trị. Yi pang won (Lý Phương Viễn- con trai thứ 5 của Lý Thành Quế), sau khi loại bỏ các thế lực chống đối đã lên nắm quyền thống trị. Trong thời gian trị vì, Nhà vua đã thiết lập quan hệ thân Minh, ban sắc lệnh bãi bỏ các đoàn hộ tống cá nhân có vũ trang, thanh lọc bộ máy chính quyền, và đồng thời ban hành luật pháp (Sáu luật cơ bản).
Năm 1418, vua SeJong kế vị đã cho tổ chức lại bộ máy chính quyền và ban hành luật pháp mới (luật chính thống). Tiếp đến, dưới thời vua SeJo (1455 - 1468), bộ máy Hoàng gia tiếp tục được hoàn thiện, nhiều quan lại có tư tưởng chống đối đều bị phế bỏ, điển hình là vụ “6 viên quan đại thần bị xử tử. Đặc biệt, Nhà vua còn cho soạn lại các bộ luật trước đó, kết quả “ Quốc luật ” đã chính thức được ban hành.
Từ nửa cuối thế kỷ XV, xã hội Choson xuất hiện tầng lớp trí thức mới-Tân Khổng giáo(Sarim), họ vốn là những ngưới đỗ đạt chủ yếu từ các trường tư (Sowon) ở địa phương. Năm 1469, vua SongJong đã tiếp nhận tầng lớp trí thức này vào triều đình, bố trí họ vào phụ trách những việc quan trọng nhằm hạn chế sự lũng đoạn quyền lực của phái công thần.
Sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Tân Khổng giáo trong bộ máy chính quyền là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những xung đột bè phái, và sau đó là hàng loạt các cuộc thanh trừng trí thức liên tiếp xảy ra kéo dài trong nhiều thập kỷ, điển hình là các cuộc thanh trừng diễn ra vào các năm 1498, 1504, 1519. Mặc dù bị thất bại qua những cuộc thanh trừng, nhưng phái Tân Khổng giáo vẫn tiếp tục phát triển thông qua nền tảng vững chắc của họ là các trường tư, lệ làng vốn đã tồn tại lâu dài trong các vùng nông thôn. 666666
Năm 1575, cuộc xung đột bè phái dưới thời vua SonJo đã dẫn tới chính quyền Trung ương bị chia thành hai phái đối lập nhau: Phái Đông và Tây . Sau đó, phái Đông bị phân hoá thành 2 phái nhỏ: phái Bắc và phái Nam . Trong khi đó, nội bộ phái Tây cũng không ổn định và cũng bị phân hoá thành 2 phái: phái Lão luận (Noron) và phái Thiếu luận (Soron).
Nửa sau thế kỷ XVIII, quyền lực trong Hoàng gia vẫn nằm trong tay các dòng họ lớn: họ Kim, họ Park. Sự tập trung quyền lực vào trong tay các dòng họ lớn đã dẫn tới những mâu thuẫn tiếp tục diễn ra trong nội bộ Hoàng gia. Cũng vào thời gian này, trên bán đảo Hàn xuất hiện một trường phái học thuật mới- trường phái Shihak (Thực học), với chủ trương mong muốn cải cách lại những thiết chế xã hội Choson lúc đó. Học thuyết của phái Shihak được vua YongJo (1724 - 1776) áp dụng lần đầu tiên và sau đó tiếp tục được Nhà vua Cheonjo (1776 - 1800) duy trì. Chính sách cân bằng (còn gọi là Đãng bình sách) của học thuyết này đã có những tác dụng nhất định trong việc phân quyền lực đều cho các phái trong triều đình và cũng vì thế mà những cuộc xung đột bè phái tạm thời lắng xuống. Tuy vậy, chính sách này cũng có những hạn chế nhất định, nhất là việc tăng thêm số lượng quan lại trong bộ máy chính quyền.
Nhà nước Choson được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua nắm quyền lực tối cao. Dưới vua là một bộ máy quan lại từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Nhà nước, đứng đầu gồm 3 vị chủ tịch, mọi quyết định của Hội đồng đều thông qua 3 vị chủ tịch thống nhất, ra quyết định trình Nhà vua phê chuẩn. Dưới Hội đồng nhà nước gồm các bộ: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Công (còn gọi là các Tào). Một cơ quan then chốt khác là Sung Yong-won (Thừa chính viện hay còn gọi là Ban Thư ký Hoàng gia) chuyên đảm nhiệm công tác giao nhận văn thư trong hoàng gia. Đôi khi, do chiếm được lòng tin của vua nên Thừa chính viện đã tự ý tiến hành công việc mà không thèm để ý tới các cơ quan khác.
Laị nữa, một tổ chức quan trọng trong hoàng gia nhằm ngăn chặn nạn lạm quyền hành chính và chính trị có tên gọi là Samsa (Tam ty). Đây là một tổ chức được kết hợp từ 3 bộ phận quan trọng khác của triều đình đó là phòng cố vấn đặc biệt, cơ quan điều tra tổng hợp và cơ quan kiểm duyệt . Sự hiện hữu của Samsa góp phần quan trọng giữ vững kỷ cương luật pháp, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi chính sách và thực hiện chính sách, giữ gìn sự ổn định trật tự chính trị, xã hội.
Ở địa phương, cả nước chia thành 8 tỉnh, dưới tỉnh là huyện (Pu). Đứng đầu tỉnh là quan Thống đốc nhiệm kỳ một năm; đứng đầu huyện là Huyện trưởng nhiệm kỳ5 năm. Tại mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, các nhiệm vụ được phân thành 6 phòng theo mẫu các bộ giống như kinh đô.
Xã hội Choson được chia thành 4 giai cấp cơ bản: Yangban, Chungin, Sangin và Cheonmin . Trong đó Yangban là giai cấp quý tộc có địa vị chính trị, kinh tế, xã hội cao nhất. Từ năm 1600, xã hội Choson xuất hiện giai cấp mới - giai cấp Chungin (Trung lưu) gồm những quan lại cấp dưới ở các địa phương, các học giả, thầy thuốc, các nhà phiên dịch. Phía dưới Chungin là Sangin bao gồm nông dân, thợ thủ công và các nhà buôn bán. Tầng lớp cuối cùng có địa vị kém nhất trong xã hội là Cheon min (nô lệ). Nô lệ ở Chonson thường có hai loại: Nô lệ công do nhà nước quản lý, và nô lệ tự do do các chủ tư nhân quản lý. Ngoài các tầng lớp trên, trong xã hội Choson còn có những thành phần sống vô gia cư làm các công việc như giết thịt súc vật, kỹ nữ (gồm ca sĩ, vũ nữ), thầy tế và thầy lang, địa vị xã hội của họ rất thấp kém.
Trong xã hội, mọi nghi thức, nghi lễ đều do Khổng giáo chi phối. Mọi quan hệ xã hội, gia đình của phụ nữ bị hạn chế hớn nhiều so với nam giới.
Về kinh tế, thời kỳ đầu, nhà nước cũng áp dụng luật trả lương bằng đất đai. Tuy nhiên, luật này sau đó bị phế bỏ và thay vào đó là chế độ trả lướng bằng tiền (năm 1556). Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế cớ bản. Trong nông nghiệp, nông dân là lực lượng tham gia sản xuất chính, họ luôn gắn liền với mảnh ruộng của mình và chịu sự kiểm soát của nhà nước. Ngoài nghĩa vụ nộp tô thuế, nông dân phải nộp thuế vải, đồng thời còn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và lao dịch. Để phục vụ nông nghiệp, nhà nước đã chú ý tới việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhân tạo, đào nhiều hồ chứa nước. Theo thống kê, cuối thể kỷ XVIII, cả nước đào được 600 hồ lớn phục vụ cho sản xuất 2 vụ. Ngoài nông nghiệp, các nghề thủ công, nghề trồng bông dệt vải, trồng sâm, … cũng được nhà nước khuyến khích phát triển. Về thương nghiệp, bên cạnh những thị trường sôi động trong nước, các thương gia Hàn đã có quan hệ buôn bán với Nhật, Trung Quốc. Ngoài thành thị, chợ ở nhiều vùng nông thôn cũng phát triển mạnh, thế kỷ XVIII trên bán đảo Hàn có khoảng hơn 1.000 chợ, nhiều chợ được xây dựng với quy mô khá lớn …
Về văn hoá, một trong những thành tựu quan trọng nhất thời kỳ Choson là sự ra đời của chữ Hangul vào triều vua Sejong (năm 1446) bao gồm bảng hệ thống 28 chữ cái. Sự ra đời của chữ Hangul đánh dấu bước phát triển quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trên vùng bán đảo Hàn. Ngoài những lĩnh vực trên , nhiều lĩnh vực khác như địa lý, lịch sử, khoa học kỹ thuật (y học, nông học, thiên văn học, lịch pháp), nghệ thuật, tôn giáo, … cũng đạt được nhiều thành tựu lớn.
4.3. Bán đảo Hàn từ năm 1864 đến năm 1910.
Nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều thuyền buôn của các nước Nga, Anh, Pháp, Mỹ lần lượt đến vùng biển bán đảo Hàn gõ cửa đòi thiết lập quan hệ buôn bán. Trước sự xuất hiện của cường quốc phương Tây, cùng với những hành động ngang ngược, hăm doạ cướp phá của chúng khiến triều đình Choson phải lựa chọn giải pháp hoặc là đóng cửa bất hợp tác, hoặc là mở cửa hội nhập với phương Tây.
Năm 1864, vua Kojong (Cao Tông) kế vị ngai vàng ở tuổi 12, lúc đó cha của ông là T’aewongun (Đại Viện Quân) nắm quyền nhiếp chính, đảm nhiệm mọi công việc của quốc gia. Trong thời gian nắm quyền (1864 - 1873), Đại Viện Quân đã đề ra một chướng trình cải cách với quy mô khá lớn. Về đối nội, ông chủ trương sử dụng chính sách cân bằng quyền lực để ổn định nội bộ và xoá bỏ sự thao túng của các gia đình thông gia hoàng tộc. Về kinh tế, ngoài việc áp dụng chính sách thu thuế vải, ông còn cho thiết lập hệ thống kho thóc và áp dụng chủ trướng cho vay lãi ở các địa phương. Về xã hội, T’aewongun cho xây dựng lại cung Cảnh Phúc (Kyongbokgung). Để hoàn thành công trình này, triều đình đã ban hành chính sách tăng và thu thuế khá triệt để. Năm 1868, T’aewongun ra lệnh đánh thuế nặng và sau đó cho đóng cửa các trường tư. Việc làm trên đây của ông đã gây nên những phản ứng quyết liệt trong giới nho sĩ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ quyền lực của ông sau đó. Về đối ngoại, trước sự xuất hiện của các cường quốc phương Tây, T’aewongun đã chọn giải pháp thực hiện chính sách đóng cửa bất hợp tác. Tuy vậy, chính sách đóng cửa của triều đình Choson lúc đó đã khiến các nước phương Tây không chịu nhượng bộ, họ đã sử dụng biện pháp vũ lực buộc triều đnh Choson mở cửa. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ quân sự sau đó giữa quân đội triều đình với các tàu chiến của Pháp, Mỹ và sự thất bại của tầu chiến các nước này cho thấy, những cuộc tấn công quân sự của họ chỉ mang tính cục bộ, tự phát mà chưa phải là cuộc xâm lưực với quy mô lớn. Thêm nữa, bán đảo Hàn thời điểm đó chưa phải là mục tiêu thôn tính của phương Tây. Người Anh đang vướng vào thuộc địa của họ ở Ấn Độ, Pháp đang tiến hành xâm lược các nước Đông Dương nên chưa có ý định thôn tính bán đảo Hàn.
Nhưng cũng cần thấy rằng, thời gian này, Nhật Bản - một quốc gia đã áp dụng chính sách thân phương Tây. Sau cuộc cải cách Minh trị (1868), Nhật nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế - quân sự, tham vọng thôn tính bán đảo Hàn của Nhật Bản ngày càng lộ rõ.
Trong khi T’aewongun (Đại Viện Quân) theo đuổi chính sách đóng cửa, thì nội bộ triều đnh Choson cũng xuất hiện tư tưởng mới mong muốn mở cửa phát triển quan hệ hợp tác với bên ngoài. Những chủ trương mới này bắt nguồn từ phong trào Thực học (Shihak) từ những thế kỷ trước. Năm 1832, khi tàu buôn của Anh đến vùng biển Hàn, nhiều quan chức trong hoàng gia đã khuyên triều đình nên chấp nhận đề nghị của Anh. Nhiều nhà thực học như Phác Khuê Đào, Ngô Khánh Tích, Lưu Hồng Cơ đã ủng hộ quan điểm ngoại thương và cho rằng Choson phải tham gia vào thương mại quốc tế và tiến hành cải cách mở cửa càng sớm càng tốt.
Trong quá trình thực hiện, chủ trương cải cách và chính sách cô lập của Đại Viện Quân cũng sớm bộc lộ những hạn chế và cuối cùng chính sách này đã bị sụp đổ, cùng với sự từ bỏ quyền lực của ông vào năm 1873.
Sau khi lật đổ Đại Viện Quân, quyền lực hoàng gia nằm trong tay Hoàng hậu Min (còn gọi là Hoàng hậu Minh Thành). Sau khi nắm thực quyền, Bà chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài để củng cố địa vị của mình nhằm loại bỏ chính sách bế quan toả cảng. Tuy nhiên, chính sách mở cửa của Hoàng hậu đã không xuất phát từ quyền lợi quốc gia, không đề ra chủ trương cải cách kinh tế, xã hội làm cho đất nước phát triển mà tiếp tục đưa đất nước rơi vào tình trạng suy yếu. Lợi dụng tình hình đó, Nhật Bản nhanh chóng nắm lấy cơ hội, từng bước thực hiện âm mưu thôn tính và đầu tiên đã gây ra sự kiện tàu Unyô (Vân Dư ơ ng) trên vùng biển Kwangwa (Giang Hoa) của vùng bán đảo Hàn. Sau sự kiện này, trước áp lực của Nhật Bản, triều đình Choson buộc phải ký với Nhật một hiệp ước thân thiện - Hiệp ước Kwang-wa (Giang Hoa). Theo điều khoản của Hiệp ước, nhà nước Choson phải mở cảng Pussan và 2 cảng khác trong vòng 12 tháng, người Nhật được tự do điều tra và thiết lập các khu định cư của Nhật tại các cảng của Hàn đã được khai mở.
Sau Hiệp ước Kanghwa, phía Nhật Bản và Choson đã tiến hành trao đổi cấp đại sứ. Dựa vào những kinh nghiệm tích luỹ được ở Trung Quốc, Nhật Bản, triều đình Choson do vua Kojong đứng đầu đã thực hiện công cuộc chấn hưng đất nước bằng một số cuộc cải cách về hành chính và quân sự. Tuy nhiên, cuộc cải cách về quân sự đã sớm bộc lộ hạn chế và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Kết quả, năm 1882, một cuộc binh biến diễn ra trong hoàng cung, dòng họ Min bị đổ, Hoàng hậu Minh Thành bỏ chạy, sứ quán Nhật bị đốt cháy, viên sĩ quan huấn luyện người Nhật bị giết.
Hậu quả cuộc binh biến năm 1882 không chỉ làm tổn hại đến chính sách đối ngoại của triều đình Choson, mà còn là mối hận thù đối với người Nhật và họ quyết không thể bỏ qua. Tuy nhiên, ý định trừng phạt quân sự của Nhật đới với Bán đảo Hàn chưa kịp thực hiện thì Trung Quốc đã điều động một lực lượng gồm 4.500 quân tinh nhuệ đến bán đảo Hàn ngăn cản sự trừng phạt của Nhật. Trước tình hình đó, Nhật Bản tiếp tục gây áp lực buộc triều đình Choson nối lại đàm phán và kết quả đã dẫn tới việc ký kết Hiệp ước Chomupó (Tế vật Phố) tại Incheon. Hiệp ước quy định, phía triều đình Choson phải bồi thường cho Nhật 500.000 Yên và Nhật Bản được phép cho một đại đội vệ binh bảo vệ sứ quán của họ tại Seoul.
Về phía triều đình Choson, sự phụ thuộc vào Trung Quốc đã sớm bộc lộ những hạn chế trong quan hệ và nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới. Để bảo vệ quyền lợi của mình ở bán đảo Hàn, phía Trung Quốc còn đề nghị triều đình Choson ký hiệ p ước thướng mại với các nước phương Tây nhằm tạo ra hàng rào ngăn cản hạn chế sự xâm nhập của Nhật Bản.
Trước những tác động của tình hình thế giới, tư tưởng khai hoá đã sớm xuất hiện trong các tầng lớp cư dân Hàn, nhất là tầng lớp Yangban. Nhiều ngưới trong giới quan chức Yangban trẻ như Phác Vịnh Hiếu, Hồng Anh Thực đều mong muốn nhà nước Choson thay đổi. Có ý kiến cho rằng, nhà nước Choson nên đi theo con đường duy tân của Nhật Bản. Chủ trương đó dẫn tới sự ra đời của một tổ chức có thái độ thân Nhật là “Đảng Khai hoá” (hay còn gọi là Đảng Độc lập). Được sự ủng hộ của Nhật, ngày 4/12/1884, Đảng Độc lập tiến hành cuộc đảo chính âm mưu lật đổ chính phủ bảo thủ do Hoàng hậu Min đứng đầu, loại ảnh hưởng của Trung Quốc ra khỏi bán đảo và thiết lập một chính phủ mới dưới sự ưng thuận của Nhà vua. Tuy nhiên, do tính toán sai lầm và đảo chính trong tình trạng nóng vội nên cuộc đảo chính đã bị quân đội Trung Quốc dập tắt nhanh chóng. Mặc dù cuộc đảo chính bị thất bại, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu từng bước thôn tính bán đảo Hàn.
Trước hết, để làm suy yếu vị thế của Trung Quốc ở bán đảo Hàn, Nhật đề nghị Trung Quốc cùng rút quân. Kết quả, hai bên đã ký Điều ước Thiên Tân ngày 18/4/1885, cam kết cùng rút quân khỏi bán đảo Hàn và nếu quân đội của bên nào vào bán đảo Hàn thì phải thông báo trước cho bên kia biết. Sau Điều ước Thiên Tân, ảnh hưởng của Trung Quốc ở bán đảo Hàn vẫn không suy giảm mà tiếp tục được khẳng định. Thêm nữa, đến thời điểm này, sự xuất hiện của Nga và xu thế thân Nga diễn ra trong hoàng gia đã khiến tình hình Choson ngày càng trở nên phức tạp. Để tăng cường mối quan hệ, năm 1888, Nga và triều đình Choson đã ký hiệp ước thương mại. Không chấp nhận sự có mặt của Nga ở bán đảo Hàn, người Anh đã cho lực lượng hải quân chiếm Cự Văn đảo (Kumudo) – để cản bước tiến của Nga. Tuy vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, Trung Quốc đã đứng ra làmnhiệm vụ trung gian hoà giải Anh - Nga. Kết quả, mâu thuẫn giữa Anh và Nga đã được dàn xếp sau 2 năm thương lượng. Năm 1887, Anh rút quân khỏi Cự Văn đảo và đáp lại, Nga cũng cam kết sẽ không thôn tính bán đảo Hàn.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, do chính sách tham tàn của chế độ phong kiến và sự xâm nhập kinh tế của Nhật ở bán đảo Hàn đã dẫn tới sự ra đời của Phong trào Đông học (Tonghak). Năm 1894, phong trào này đã trở thành cuộc cách mạng lớn của giai cấp nông dân. Trước sự đàn áp dã man của lực lượng triều đình, nghĩa quân Tonghak đã ra lời kêu gọi và phát động một cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn. Lực lượng của nghĩa quân nhanh chóng lên tới 10.000 ngưới và liên tiếp đánh bại quân đội triều đình. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của lực lượng Tonghak, triều đình Choson đã yêu cầu Trung Quốc chi viện. Đáp lại yêu cầu trên, Nhật Bản cũng nhanh chóng phái một đạo quân tới bán đảo Hàn. Trước sự xuất hiện của quân đội ngoại quốc và lời đề nghị hưu chiến của triều đình, quân Tong hak tưởng rằng chỉ cần dùng biện pháp hoà giải với triều đình là có thể đạt được mục đch mà không cần dùng đến vũ lực. Kết quả, một bản hoà ước được ký kết giữa hai bên, triều đình Choson đã chấp nhận bản chư ơng trình cải cách 12 điểm do phía Tong hak đề nghị. Tuy vậy, cuộc đình chiến của đội quân Tonghak ở vào thời điểm này là điều bất lợi lớn đối với họ. Thời gian sau đó, phong trào Đông học đã bị lực lượng triều đình kết hợp với quân đội Nhật đánh bại, nhiều binh sĩ và ngưới cầm đầu nghĩa quân bị bắt và bị sát hại. Năm 1895, cuộc nổi dậy của phong trào Đông học bị tan dã hoàn toàn.
Như đã nêu, đáp lại yêu cầu của triều đình Choson, Trung Quốc cử tướng Diệp Chí Siêu chỉ huy 3.000 quân đổ bộ vào bán đảo Hàn. Được tin đó, Nhật Bản đã huy động 7.000 quân vào cảng Nhân Xuyên (Incheon).Sau nhiều lần đàm phán không đem lại kết quả, cuối cùng cuộc chiến tranh Trung- Nhật bùng bổ vào tháng 7/1894 trước sự chủ động từ phía Nhật. Đến năm 1895, cuộc chiến tranh kết thúc, phần thắng hoàn toàn thuộc về Nhật Bản. Tại điều ước Mã Quan (Shemonnosky) ký với Nhật, Trung Quốc không chỉ đánh mất quyền lợi của họ ở bán đảo Hàn mà còn phải nhường cho Nhật bán đảo Liêu Đông, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ và phải bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc. Từ đó, Nhật Bản đã loại ảnh hưởng của Trung Quốc ra khỏi vùng bán đảo Hàn .
Trước khi nổ ra cuộc chiến tranh Trung- Nhật, phía Nhật dùng áp lực buộc triều đnh Choson phải thực hiện một chương trình cải cách nhằm mục đích bóc lột kinh tế và biến bán đảo Hàn thành bàn đạp tấn công Trung Quốc. Dưới sự dàn xếp của Nhật, một chính phủ thân Nhật đã được dựng lên do Kim Hoằng Tập (Kim Hong jip) đứng đầu làm nhiệm vụ thực hiện cải cách. Cuộc cải cách 1894 do Nhật đạo diễn đã đụng chạm đếnđời sống chính trị, kinh tế, xã hội, của người Hàn. Thời gian này, Hoàng hậu Min tiếp tục thao túng quyền lực trong hoàng gia và theo đuổi chính sách thân Nga, chống Nhật. Cuối cùng, mọi toan tính của Hoàng hậu cũng bị thất bại, Nhật đã cho ngưới ám sát Bà vào ngày 8/10/1895 . Việc Nhật cho ám sát Hoàng hậu Min đã gây nên lòng hận thù cao độ đối với Nhật trong quần chúng cư dân Hàn lúc đó. Nhiều nơi trong nước đã nổi dậy chống lại sự xâm lược của Nhật. Trước thực tế đó, phái thân Nga đã tăng cường gây uy tín của mình trong hoàng gia.
Được sự hỗ trợ của Nhà vua, phái thân Nga đã loại bỏ phái thân Nhật khiến nhiều nhân vật thân Nhật quan trọng như Kim Hoằng Tập, O Yun-jung bị sát hại. Để tránh hiểm hoạ từ phía Nhật, vua Kojong đã rời hoàng cung vào dinh công sứ Nga trú ngụ. Tuy nhiên, sự phẫn nộ trong quần chúng nhân dân đã khiến Nhà vua tiếp tục rời công sứ Nga đến cung Khánh vận (Kyonggung ). Tháng 10/1897, vua Kojong tuyên bố Choson trở thành nước Đại Hàn đế quốc và Nhà vua thành vị hoàng đế có vị thế ngang hàng với các hoàng đế Trung Quốc và Nhật Bản. Vào thời điểm này, ngoài Nhật, các nước khác như Nga, Anh, Pháp, Đức vẫn tiếp tụctranh giành ảnh hưởng và đã ký hợp đồng khai thác tại bán đảo Hàn. Tháng 9/1898, Nhật ký với triều đình Choson dự án hợp tác xây dựng đường sắt nối Seoul với Pusan. Sự phụ thuộc vào phương Tây và Nhật Bản chứng tỏ triều đình Choson ngày càng tỏ ra bất lực trong việc điều khiển quốc gia. Trước tình hình đó, một tổ chức chính trị nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi dân tộc và nền độc lập lấy tên là Hiệp hội Độc lập (Tongnip HyoPhoe), do Từ Hải Bật (So Ch’ae P’il) thành lập năm 1896. Một trong những hoạt động của Hội là phát động phong trào bảo vệ nguồn tài nguyên của quốc gia khỏi thảm hoạ khai thác của nước ngoài . Tuy vậy, hoạt động của Hiệp hội Độc lập cũng tồn tại không được lâu, cuối cùng Hội bị triều đình tuyên bố giải tán, nhiều nhà lãnh đạo của Hội bị bắt giam.
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cuộc tranh giành ảnh hướng giữa Nhật và Nga trên bán đảo Hàn ngày càng gia tăng. Sau khi Nga, Pháp, Đức ép Nhật trả bán đảo Liêu Đông cho Trung Quốc, Nga đã bí mật ký với Trung Quốc quyền được xây dựng đường xe lửa Siberia - Mãn Châu. Tiếp đó, Nga còn giành được quyền thuê cảng Lữ Thuận và Đại Liên của Hàn trong vòng 25 năm. Trước những ảnh huởng của Nga, người Nhật không chịu nhượng bộ và tiếp tục đề nghị Nga đàm phán. Năm 1898, hai bên đã đạt được thoả thuận sẽ không can thiệp vào nội trị và không phái cố vấn vấn quân sự, tài chính đến bán đảo Hàn nếu như không có sự thoả thuận của phía bên kia.
Năm 1900, cuộc khởi nghĩa Hoà Đoàn mang tính chất bài ngoại rộng lớn nổ ra ở Trung Quốc đã khiến nhiều nước phương Tây và Nhật Bản gửi quân đội đến dẹp loạn. Trước những hành động tiếp tục bành trướng của Nga ở Mãn Châu và bán đảo Hàn, năm 1902, Hiệp ước An ninh Anh - Nhật được ký kết, sau đó, Anh và Nhật yêu cầu phía Nga phải rút quân ra khỏi vùng Mãn Châu. Trước yêu cầu của Anh và Nhật, người Nga không chịu nhượng bộ, những cuộc đàm phán Nga - Nhật sau đó tiếptục kéo dài và dẫn đến bế tắc. Kết quả, ngày 10/2/1904, cuộc chiến tranh Nga - Nhật chính thức bùng nổ và kết thúc vào tháng 7/1905 với sự thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhật . Theo đó, bản Điều ước (Posmouth) chấm dứt chiến tranh Nga - Nhật nhanh chóng được ký kết. Sau chiến tranh, Nhật Bản được coi là đế quốc sánh ngang hàng với phương Tây và hoàn toàn nắm quyền kiểm soát vùng bán đảo Hàn.
Tháng 10/1905, phía Nhật chủ động đưa ra một bản hiệp ước đã được chuẩn bị trước cho triều đình Choson, với nội dung ghi rõ: người Nhật nắm toàn quyền kiểm soát mọi quan hệ đối ngoại của nhà nước Choson.
Trước áp lực của Nhật, triều đình Choson buộc phải ký kết bản hiệp ước ngày 17/11/1905 (còn gọi là Hiệp ước Bảo hộ hay Ất Tỵ).Năm 1907, để cứu vãn nền độc lập cho đất nước, Hoàng đế Kojong đã bí mật cử Lý Cường Tiết, Lý Tuấn và Lý Vỹ Chung đến Hội nghị Hoà bình thế giới ở Hague (Hà Lan ) tố cáo Nhật và yêu cầu thế giới ủng hộ nền độc lập của bán đảo Hàn. Tuy nhiên, mọi đề nghị của đại diện bán đảo Hàn đã không được chấp nhận. Vì rằng, sau Hiệp ước Bả o hộ 1905, triều đình Choson đã mất quyền đại diện ngoại giao quốc tế. Như vậy, đến năm 1907, mọi cố gắng cứu vãn độc lập cho nước nhà của Hoàng đế Kojong bị sụp đổ hoàn toàn. Sau đó, Nhật Bản buộc Hoàng đế Kojong thoái vị và nhường ngôi cho Sunjong (Thuần Tông) - Vị vua cuối cùng của triều đại Choson.
Tháng 5/1910, Nhật cử tướng Teraushi Masatake đến bán đảo Hàn làm nhiệm vụ sáp nhập vùng bán đảo này vào Nhật Bản. Ngày 28/10/1910, Lý Hoàn Dụng (Thủ tướng Choson lúc đó) đã ký với Nhật hiệp ước sáp nhập. Ngày 29/8/1910, Vua Sunjong bị ép tuyên bố nhường ngai vàng và đất nước cho Nhật. Từ đó, bán đảo Hàn chính thức trở thành thuộc địa của Nhật Bản.
V. Bán đảo hàn thời kỳ cận đại 1910 - 1945.
Sau khi biến bán đảo Hàn thành thuộc địa, Nhật thành lập chế độ cai trị quân sự và cử một quan Tổng đốc (Governor - General), nắm mọi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Phía dưới Tổng đốc là 5 bộ: Bộ Công, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Công thướng nghiệp và Bộ Tư pháp . Ngoài các Bộ, Nhật lập thêm các tổ chức quan trọng khác như Cục Đ iều tra, Cục Đường sắt, Cục Độc quyền và Phòng Khám điền lâm thời. Lực lượng Hiến binh Nhật nắm quyền kiểm soát triệt để mọi hoạt động trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội cư dân Hàn. Ngân sách chi cho lực lượng này chiếm chủ yếu trong ngân sách của Thống đốc phủ Toàn quyền. Theo thống kê, số lượng cảnh sát tăng từ 12.000 người năm 1923 lên 21.900 người năm 1931 và 60.000 người năm 1941. Cùng với việc thành lập chính quyền thuộc địa, Nhật cho giải tán tất cả các tổ chức chính trị, ngăn cấm mọi hoạt động hội họp, thảo luận chính trị của người Hàn. Các cơ quan báo chí, trường học của ngưới Hàn có tư tưởng chống đối đều bị đóng cửa. Tóm lại, chính quyền thuộc địa Nhật trên bán đảo Hàn là một chính quyền quan liêu, hà khắc, vì thế, cuộc đấu tranh của cư dân Hàn đòi quyền dân chủ và giải phóng đất nước đã trở nên vô cùng khó khăn.
Về kinh tế, Nhật đẩy mạnh khai thác bán đảo Hàn. Năm 1912, Nhật thành lập Cục Điều tra đất và tiến hành cuộc tổng điều tra nhằm mục đích chiếm đoạt đất hợp pháp của người Hàn. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở bán đảo Hàn, Nhật giao cho các tập đoàn khai thác (Zaibatsu) đảm nhiệm.
Năm 1900, khi các cảng của bán đảo Hàn được khai mở, nhiều chi nhánh ngân hàng Nhật đã sớm có mặt ở bán đảo Hàn. Sau đó, Nhật thực hiện chủ trướng cải cách tiền tệ, nắm độc quyền nền tài chính và các doanh nghiệp. Chẳng hạn, năm 1911, trong tổng số 110 công ty hoạt động ở bán đảo Hànthì số công ty của Nhật đạt mức kỷ lục là 101.
Tương tự, trong lĩnh vực giáo dục, năm 1919, Nhật có 42.767 học sinh học trong 379 trường và số học sinh Hàn chỉ có 84.306 học trong 498 trường, trong khi đó số kiều dân Nhật trên đất Hàn có khoảng 336.812 ngưới so với số dân Hàn lúc đó khoảng 20 triệu.
Phong trào 1/3/1919 và sự ra đời của Chính phủ lâm thời
Sau khi bán đảo Hàn bị sáp nhập vào Nhật Bản, nhiều nhà yêu nước Hàn phải trốn ra nước ngoài sống lưu vong chờ cơ hội về giải phóng đất nước. Trong quá trình hoạt động ở nước ngoài, những người yêu nước Hàn đã phân hoá thành 2 khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất chủ trướng khôi phục nền độc lập bằng quân sự, đại diện cho khuynh hướng này là Lý Thuỷ Vinh, Lý Đông Ninh, Tường Tiết, Lý Đông Huy… Địa bàn cư trú của họ là vùng Mãn Châu và vùng lãnh hải Nga.
Khuynh hướng thứ 2 gồm những ngưới sống lưu vong ở Mỹ và Trung Quốc chủ yếu tìm kiếm sự ủng hộ của công luận thế giới đòi khôi phục độc lập. Đại diện là Thân Khuê Thực và Lý Thừa Vãn. Năm 1917, nhóm ngưới Hàn lưu vong ở Trung Quốc đã đến Đại hội Đảng Xã hội Quốc tế họp tại Xtockhom (Thuỵ Điển) để đòi độc lập cho bán đảo Hàn.
Năm 1919, tại Hội nghị Hoà Bình ở Paris, các nước tham dự đã công bố bản Hiệp ước Hoà Bình. Nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc cũng được Tổng thống Mỹ Thomas Marshall nêu ra tại hội nghị. Nguyên tắc này chính là cơ sở quan trọng giúp cho ngưới Hàn đứng lên đòi độc lập. Một số người Hàn lưu vong tại Thượng Hải cũng đến dự hội nghị. Cùng với các phong trào chung trên thế giới, các nhà yêu nước Hàn nhận thấy đã đến lúc họ phải đứng lên đấu tranh để giành độc lập cho đất nước. Bản Tuyên ngôn độc lập Triều Tiên do các tổ chức tôn giáo và một số nhà yêu nước phối hợp soạn thảo với 33 chữ ký đã chính thức được công bố. Phong trào Một tháng Ba năm 1919 là cuộc biểu tình lớn, dài ngày với hơn hai triệu ngưới Hàn tham gia. Vũ khí duy nhất của phong trào chỉ là lời hô vang “độc lập muôn năm” Hàng ngàn lá cờ dân tộc xuất hiện. Quân đội và cảnh sát Nhật đã đàn áp dã man đoàn biểu tình. Có khoảng 7.500 người Hàn bị giết, gần 16.000 người bị thư ơng, 750 ngôi nhà, 47 nhà thờ, 2 trường học bị phá huỷ. Mặc dù bị thất bại, phong trào 1/3 đã mở ra một trang sử mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của cư dân trên vùng bán đảo Hàn.
Sau ngày 1/3, những người yêu nước Hàn nhận thấy cần phải có một tổ chức lãnh đạo hoạt động của các phong trào độc lập. Tháng 4/1919, Đại Hàn Dân Quốc lâm thời Chính phủ được thành lập ở Thượng Hải. Về tổ chức, Chính phủ lâm thời có đầy đủ đại biểu đại diện của 13 tỉnh trong phạm vi cả nước, tạo thành mạng lưới hoạt động khá chặt chẽ. Tờ báo Độc Lập Tân Văn là cơ quan ngôn luận của Chính phủ.
Về phía Nhật, sau ngày 1/3, Nhật phải nhìn nhận lại chính sách cai trị của họ ở bán đảo Hàn. Tháng 8/1919, Toàn quyền Saito Makoto đã đề ra chính sách mới – chính sách “nội trị”. Trên thực tế, chính sách “nội trị” của Nhật áp dụng trên bán đảo Hàn cũng không có gì mới so với thời gian trước đó. Lực lượng Hiến binh vẫn tiếp tục tăng từ 15.000 người sau ngày 1/3 lên tới 21.782 người vào năm 1938. Bên cạnh đó, chính sách giáo dục cũng chủ yếu phục vụ cho Nhật, báo chí Hàn vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Tờ Chosun ilbo và Tong A ilbo thành lập năm 1920, sau đó cũng bị đình chỉ. Cũng sau ngày 1/3/1919, phong trào giải phóng dân tộc trên bán đảo có nhiều bước phát triển mới, diễn ra trong các tầng lớp xã hội bao gồm: phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân; hoạt động của các tổ chức chính trị, phong trào đòi độc lập của sinh viên, … Năm 1920, Cao Ly Cộng Sản Đảng được thành lập ở Thướng Hải do Lý Đông Huy lãnh đạo. Năm 1925, Choson Cộng Sản Đảng ra đời, đặc biệt năm 1927 các nhà quốc gia dân chủ đã lập ra tổ chức Tân Can Hội với mục đích, tôn chỉ hoạt động khá rõ. Sau 4 năm hoạt động, tháng 5/1931, Tân Can Hội cũng bị Nhật giải tán. Cùng với các tổ chức cộng sản và dân chủ xã hội, các trí thức yêu nước Hàn cũng thành lập Hội nghiên cứu Hàn Quốc (1921), nhằm nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ Hàn. Ngoài các tổ chức nêu trên, phong trào kháng Nhật cũng xuất hiện tại nhiều nơi trên đất Hàn và vùng Mãn Châu, gây nhiều tổn thất to lớn cho Nhật. Điển hình là chiến thắng Động Phượng Ngô, Thanh Sơn Lý đã giết và làm bị thương hàng ngàn lính Nhật.
VI. Bán đảo Hàn từ năm 1945 đến nay
6.1 Bán đảo Hàn giải phóng
Cùng với việc đẩy mạnh chính sách thống trị bán đảo Hàn, bước vào những năm 1930, Nhật Bản tiếp tục thực hiện những phiêu lưu quân sự mới, bành trướng thế lực của mình ở châu Á, đưa nước Nhật tới Đại chiến thế giới lần thứ II và cuối cùng bị thất bại thảm hại, dẫn đến bán đảo Hàn giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật.
Tháng 7/1931, Nhật Bản thôn tính Mãn Châu (còn gọi là sự kiện Muken) và 6 năm sau, tháng 7/1937, Nhật phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Trên bán đảo Hàn, chính sách “đồng hoá” của Nhật được áp dụng và ngày càng trở nên khắc nghiệt. Nhật coi bán đảo Hàn là một bộ phận của Nhật nên đã cho xoá bỏ ngôn ngữ, văn hóa Hàn. Người Hàn phải học cách suy nghĩ, hành động, và phải học tiếng Nhật. Hàng ngàn phụ nữ Hàn bị cưỡng bức phục vụ cho lính Nhật.
Khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ (12/1941), Chính phủ Lâm thời Triều Tiên đã phát động cuộc kháng chiến chống Nhật và tuyên bố gia nhập lực lượng Đồng minh. Tương tự, những người Cộng sản Hàn ở Trung Quốc và vùng Mãn Châu cũng gia nhập lực lượng vũ trang của những ngưới cộng sản Trung Quốc để kháng Nhật.
Từ năm 1943, thế lực của Nhật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dần bị suy yếu và lần lượt bị mất các đảo chiếm được trước đó, quân Nhật dần bị đẩy lùi trên các chiến trường. Thời gian này, chùm tài phiệt Musolini bị lật đổ ở châu Âu, nước Ý chính thức đầu hàng quân Đồng minh. Với những thắng lợi trên, các nước Đồng minh đã tổ chức hội nghị tại Cairô (Ai Cập) 1943, ra bản tuyên ngôn chung về chiến tranh đối với Nhật và thống nhất tìm giải pháp cho bán đảo Hàn được tự do, độc lập.
Sau khi Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh, từ ngày 7/7/1945 đến 2/8/1945, tại Hội nghị Posdam (Đức), đại diện 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ đã kêu gọi Nhật đầu hàng. Trước sự ngoan cố của Nhật, ngày 6/8 và 11/8/1945 Mỹ bỏ 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật. Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Sau 5 ngày, Liên Xô đã kiểm soát toàn bộ vùng Đông Bắc Mãn Châu và phía bắc bán đảo Hàn . Ngày 15/ 8/1945, Nhật Bản chính thức đầu hàng, Đại chiến thế giới thứ II kết thúc, Triều tiên được giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật.
6. 2. Bán đảo Hàn chia cắt và sự thành lập Đại Hàn Dân Quốc
Như đã nêu, vấn đề độc lập của bán đảo Hàn được các cường quốc đề cập tại Hội nghị Cairô - Ai Cập (1943). Tiếp đó, theo quyết nghị của Hội nghị Yanta (2/1945) bán đảo Hàn phải tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Liên Xô tiếp quản miền Bắc, và Mỹ tiếp quản miền Nam, bán đảo theo sự uỷ trị của Đồng minh. Tháng 12/1945, Hội nghị Ngoại trưởng 5 nước (Liên Xô, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Pháp) họp tại Matxcơva, vấn đề bán đảo Hàn được hội nghị thông qua là xây dựng một nước Hàn độc lập, thành lập Chính phủ lâm thời và đặt dưới chế độ thác quản trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, do những bất đồng quan điểm kéo dài giữa Liên Xô và Mỹ, vấn đề bán đảo Hàn đã không trở thành hiện thực. Cuối cùng, Liên Hiệp Quốc đã quyết định thành lập một Uỷ ban tạm thời gồm các nước Ôttrâylia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Philippin, Xanvađo, X irycó nhiệm vụ đến bán đảo Hàn tổ chức bầu cử, lập một chính phủ chung cho hai miền bán đảo Hàn và bảo đảm kết thúc thời kỳ quân quản. Tuy vậy, tình hình đã diễn ra không đúng như kế hoạch của Liên Hiệp Quốc. Sự xuất hiện của nhiều đảng phái chính trị ở miền Nam và cùng với những bất đồng quan điểm giữa các đảng phái của những người cộng sản, cánh tả dân tộc chủ nghĩa và cánh hữu đã khiến tình hình bán đảo càng trở nên phức tạp.
Trước tình hình đó, sự thoả thuận của Lý Thừa Vãn (Yi Sung Man) và Uỷ ban lâm thời của Liên Hiệp Quốc về bán đảo Hàn đã dẫn tới việc quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội riêng ở miền Nam ngày 10/5/1948. Vượt qua mọi trở ngại của dư luận lúc đó, quốc hội miền Nam đã thông qua Hiến pháp ngày 20/7/1948 (còn gọi là Hiến pháp dân chủ). Ngày 15/8/1948, nước Đại Hàn Dân Quốc (gọi tắt là Hàn Quốc) chính thức được thành lập. Lý Thừa Vãn (Yi Sung Man) trở thành vị Tổng thống đầu tiên sau khi giành được đa số phiếu. Kinh đô Han Song (Hán Thành) của nhà nước Choson được chọn làm thủ đô và đổi tên thành Seoul. Ngày 18/8/1948, Đại Hàn Dân Quốc chính thức làm lễ ra mắt và sau đó được 50 nước trên thế giới công nhận.
Trong khi đó ở miền Bắc, dưới sự tiếp quản của Liên Xô, một Uỷ ban lâm thời của 5 tỉnh được thành lập do Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) làm chủ tịch. Tháng 8/1946, Đảng Cộng Sản Choson hợp nhất với Đảng Tân Dân thành Đảng Lao Động Triều Tiên, nguyên tắc hoạt động dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tháng 2/1947, Hội nghị nhân dân và Uỷ ban nhân dân được thành lập. Sau đó Hội nghị nhân dân toàn bán đảo tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 8/1948 gồm 300 đại biểu miền Nam, 212 đại biểu miền Bắc và ngày 9/9/1948, Hội nghị tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và lập Chính phủ do Kim Il Sung làm thủ tướng. Hiến pháp Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng xem Seoul là thủ đô, nhưng chỉ định Pyonggang là thủ đô tạm thời.
Từ đó, hai miền Nam và Bắc bán đảo Hàn phát triển theo hai khuynh hướng chính trị khác nhau, lấy vĩ tuyến 38 trở thành đường biên giới giữa hai miền đến ngày nay.
6. .3 Cuộc nội chiến Nam – Bắc bán đảo Hàn.
Sau khi trở thành hai nhà nước độc lập, cả hai miền đều cho rằng toàn bộ vùng bán đảo là quốc gia của riêng mình. Thời gian sau đó, trên giới tuyến đã xảy ra những cuộc đớng độ quân sự, đến ngày 25/6/1950, cuộc nội chiến Nam – Bắc Bán đảo Hàn chính thức bùng nổ. Trước những diễn biến phức tạp của chiến tranh, Liên Xô đã đứng ra kêu gọi đình chiến. Tháng 7/1951, cuộc đàm phán giữa hai miền lần đầu tiên diễn ra ở Kaesong (Khai Thành) và sau đó được chuyển đến Panmunjeom (Bàn Môn Điếm). Cuối cùng, ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến giữa hai miền được ký kết, vĩ tuyến 38 trở thành giới tuyến tạm thời giữa hai miền.
Có thể thấy, cuộc nội chiến giữa hai miền bán đảo Hàn không chỉ là cuộc chiến tranh tàn khốc của những cư dân cùng ngôn ngữ, chủng tộc, dân tộc trên vùng bán đảo mà còn để lại những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng cho cả hai miền.
6. 4 Bán đảo Hàn sau chiến tranh.
Hậu quả mà cuộc nội chiến giữa hai miền để lại là hết sức nặng nề. Thống kê ban đầu cho thấy, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có khoảng 8.700 nhà máy, 20 triệu m 2 nhà ở, 5.000 trường học, 1.000 bệnh viện, trạm xá và hàng ngàn công trình phúc lợi khác bị phá huỷ, hớn 4.000 hec ta ruộng đất bị tàn phá và bỏ hoang.
Trong khi đó, về phía Hàn Quốc, chiến tranh cũng để lại những hậu quả nặng nề. Theo thống kê cho thấy có khoảng 150.000 người chết, 200.000 người bị mất tích, và 250.000 người bị thướng, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 3 tỷ USD (thời giá năm 1953). Có 43% cớ sở sản xuất, 41% nhà máy phát điện, và 50% mỏ than của Hàn Quốc bị phá hủy(2). Thành phố Seoul trải qua nhiều lần bị chiếm và giành lại, chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát, nhiều thành phố khác ở Hàn Quốc cũng trong hoàn cảnh tương tự. Nhưng sự đổ vỡ lớn nhất là ước mơ thống nhất bán đảo của người dân Hàn. Bán đảo Hàn giờ đây không chỉ bị chia cắt mà nó còn là nới đối trọng của chiến tranh lạnh trên thế giới.
6. 5 Cách mạng dân chủ tháng 4 năm 1960.
Cuộc cách mạng dân chủ nổ ra ở Hàn Quốc tháng 4/1960 thực chất là cuộc đấu tranh của sinh viên chống chế độ độc tài.
Sau khi trúng cử tổng thống (1948), Yi Sung-man(Lý Thừa Vãn) với âm mưu nắm quyền tổng thống lâu dài nên đã yêu cầu Quốc hội sửa đổi hiến pháp xoá bỏ luật tổng thống không quá hai nhiệm kỳ thành nhiệm kỳ tổng thống vô thời hạn.
Năm 1956, sau khi trúng cử tổng thống lần thứ 3, chính phủ của Lý Thừa Vãn ngày càng không được quần chúng nhân dân ủng hộ và đi vào con đường khủng hoảng. Nhiều cuộc bạo động chống lại chính phủ liên tiếp xảy ra ở Seoul và trên nhiều địa phương khác. Năm 1960, Lý Thừa Vãn tiếp tục giữ chức vụ Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ thứ 4. Tuy nhiên liền sau đó, nhiều cuộc bạo động, biểu tình đã liên tiếp xảy ra, đáng chú ý là cuộc biểu tình có quy mô khá lớn của sinh viên các trướng đại học tại Trường Y Quốc gia và cuộc biểu tình của các giáo sư đại học nổ ra ngày 25/4, trước toà Quốc hội.
Trước áp lực của quần chúng, ngày 27/4, Lý Thừa Vãn buộc phải tuyên bố từ chức và Phó Tổng thống Lee đã tự tử. Như vậy, sau 12 năm nắm quyền tổng thống, chế độ độc tài của Lý Thừa vãn bị sụp đổ trước sức mạnh của sinh viên và cư dân Hàn Quốc và sau đó buộc ông phải chấp nhận sống cuộc đời lưu vong vào lúc 85 tuổi.
6. 6. Sự thành lập các nền cộng hoà.
Sau sự sụp đổ của chính quyền Lý Thừa Vãn, ngày 20/6/1960 tại Hàn Quốc đã diễn ra một cuộc bầu cử mới, Đảng Dân chủ giành được đa số ghế trong quốc hội. Bác sĩ Chang trở thành thủ tướng, ông Yun Po Sun được đề cử làm tổng thống. Tuy vậy, khi lên nắm quyền, Chính phủ của Thủ tướng Chang phải đối mặt với nhiều trở ngại nghiêm trọng, đặc biệt là nạn tham nhũng và những hậu quả do chính quyền cũ để lại như tiền lương thấp, thiếu tài nguyên, thực phẩm và dân số tăng nhanh.
Vì vậy, Chính phủ của Thủ tướng Chang cũng nhanh chóng sụp đổ sau 9 tháng hoạt động và nhường quyền cho chính phủ mới. Ngày 16/5/1961, Đại tướng Chang Do Young tham mưu trưởng lục quân thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Thủ tướng Chang và lập một tổ chức mới - Hội đồng tối cao tái thiết quốc gia. Tuy nhiên, liền sau đó tướng Pắc Chung Hy ( Pak Chung Hye) đã lật đổ tướng Chang Do young. Tháng 3/1962, tướng Pắc Chung Hy lên nắm quyền tổng thống kiêm thủ tướng.
Trong những năm cầm quyền, trải qua các thời kỳ cộng hoà thứ 3 và 4, Chính phủ Pắc Chung Hy đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, tổng sản phẩm kinh tế quốc dân GDP bình quân tăng 10% /năm, kéo dài trong suốt thập kỷ 70.
Tuy nhiên, Chính phủ Pắc Chung Hy cũng có nhiều điểm khác biệt so với ý thức của nhân dân nên đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của quần chúng, cuối cùng, Tổng thống Pắc Chung Hy bị Cục Tình báo Trung ướng Hàn Quốc (KCIA) ám sát tháng 10/1979 và kéo theo sự sụp đổ chính phủ của ông. Sau khi chính phủ của Pắc Chung Hy bị đổ, nền Cộng hoà thứ 5 do tướng hai sao Chun Doo Hwan (Chun Đô Hoan) được thiết lập. Sau khi nắm quyền, chính phủ của Chun Đô Hoan đã thực hiện cải cách xã hội nhằm xây dựng một xã hội “chính nghĩa” làm tư tướng thống trị.
Trong lĩnh vực kinh tế, nền kinh tế Hàn Quốc nhanh chóng phát triển và luôn đạt được thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế.
Mặc dù vậy, dưới thời Chun Đô Hoan, kinh tế Hàn Quốc tuy phát triển, song sự độc tài của chính phủ đã dẫn tới những cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân, đặc biệt là sự đàn áp dã man cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Kwang Ju tháng 5/1980. Cũng cần thấy rằng, sự thành công trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục ở Hàn Quốc đã khiến cho môi trường chính trị và nhu cầu về quyền tự do của con người thay đổi. Chính phủ của Chu Đô Hoan cũng không đáp ứng được yêu cầu đông đảo quần chúng, ngày 29/6/1987, một cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp được tiến hành, Roh T’ac Woo được trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ mới với số phiếu chỉ chiếm có 36%.
Thời kỳ Roh T’ac Woo nắm quyền là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang dân chủ, nhiệm kỳ tổng thống 5 năm do Hiến pháp quy định với phướng pháp bầu cử trực tiếp. Việc hợp nhất 3 đảng phái chính trị chính thành một đảng duy nhất trong Quốc hội đưa đất nước theo con đường dân chủ là thắng lợi quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc.
Với chính sách “ngoại giao phướng Bắc” của chính phủ Roh T’ac - woo, Hàn Quốc đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc và đặc biệt năm 1988, việc Hàn Quốc đăng cai thế vận hội Olimpic lần thứ 24 tại Seoul thành công đã nâng cao uy tín của Hàn Quốc trên trường quốc tế.
6.7. Thời đới mới của chính quyền dân sự
Năm 1992, Hàn Quốc diễn ra cuộc bầu cử mới mang tính chất hoàn toàn tự do và công bằng. Ông Kim Young Sam là vị Tổng thống dân sự đầu tiên đắc cử. Trong buổi lễ nhận thức 25/2/1993, ông tuyên bố tiến hành chương trình cải cách để xây dựng một nhà nước Hàn Quốc mới. Chính phủ của ông đã đề ra 4 mục tiêu: làm trong sạch chính phủ, xây dựng một nền kinh tế lành mạnh, một xã hội phát triển và thống nhất đất nước trong hoà bình.
Trong lĩnh vực kinh tế, Nhà nước giữ vai trò then chốt trong điều phối vốn, tài lực và vật lực được tập trung cho các ngành ưu tiên. Để động viên sự tham gia sáng tạo của các đớn vị kinh doanh thì cần phải có 2 điều kiện cốt yếu là “phi điều tiết kinh tế ở tất cả các đớn vị sản xuất kinh doanh, và phải xử lý công bằng hớn mối quan hệ giữa tham gia cống hiến và đãi ngộ vật chất.
Kết quả, trong nhiệm kỳ Kim Young Sam làm tổng thống, nền kinh tế, xã hội, chính trị được duy trì ổn định. Thu nhập bình quân đầu người năm 1993 là 7.720 USD, 1994 là 8.150 USD, 1995 là 9.700 USD. Về đường lối thống nhất, Chính phủ Kim cũng đề ra những nguyên tắc cớ bản: độc lập, hoà bình, dân chủ . Quá trình thống nhất phải được dựa trên 3 nguyên tắc: Sự hoà giải và hợp tác, cộng đồng Hàn, và một quốc gia dân tộc.
Ngày 8/12/1997, cuộc bầu cử lần thứ 15 diễn ra tại Hàn Quốc. Kết quả Kim Dae Jung (Kim Đại Trọng) người thuộc phe đối lập với Kim Young Sam đã đắc cử. Tuy nhiên, Chính phủ mới của Kim Dae jung cũng đứng trước những khó khăn và thử thách mới do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 mang lại.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã vay quỹ tiền tệ quốc tế IMF 58 tỷ USD để phục hồi kinh tế
Về nhiệm vụ kinh tế, Chính phủ mới đặc biệt coi trọng việc tổ chức Hội nghị chiến lược đầu tư và thương mại, tăng cường điều chỉnh cớ cấu các doanh nghiệp lớn và cải cách quản lý doanh nghiệp nhà nước thông qua đẩy mạnh tư nhân hoá và cạnh tranh. Để ổn định giá cả, Chính phủ cho rằng cần phải đẩy mạnh cạnh tranh và cải thiện cớ cấu phân phối.
Chính sách quan hệ với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên của Chính phủ Kim Dae jung được gọi là “chính sách Ánh dương”. Việc quan hệ với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cần phải dựa vào 3 nguyên tắc: không chấp nhận đối đầu vũ trang; Hàn Quốc không tìm cách phá hoại và sáp nhập vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và tích cực theo đuổi chính sách hoà giải và hợp tác giữa hai miền Nam – Bắc. Về chính sách đới ngoại, thiết lập quan hệ hữu nghị và hướng tới tương lai với 4 nước lớn là: Trung Quốc, Nga, Nhật và Mỹ.
Ngày 19/12/2002, tại Hàn Quốc đã diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống khoá 16, Roh Moo-hyun (Rô Mu Hiên -Lô Vũ Huyễn) ngươi của Đảng cầm quyền đã đắc cử. Về đối nội, Chính phủ của Roh Moo-hyun chủ trương hạn chế sự lũng đoạn của tập đoàn kinh tế lớn, thực hiện chính sách công bằng xã hội. Mặt khác, ông còn muốn giảm bớt quyền hạn của tổng thống, tăng quyền hạn của thủ tướng để đảm bảo dân chủ hơn. Đới với Mỹ, Chính phủ Roh Moo-hyun chủ trương thực hiện chính sách độc lập hơn với Mỹ, song không phải là để Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc.Vì, Mỹ hiện nay là thị trường lớn nhất của Hàn Quốc, 60% đầu tư vào Hàn Quốc là Mỹ. Mặt khác, nếu Mỹ rút quân, hàng năm Hàn Quốc phải tăng khoảng 5 tỷ USD cho quốc phòng. Do đó, ông Roh Moo - hyun rất coi trọng quan hệ với Mỹ.
Đối với Bắc Triều Tiên, ông Roh Moo-hyun chủ trương tiếp tục “chính sách Ánh dương” của người tiền nhiệm, “Chính sách hòa bình thịnh vượng ” chủ trương giải quyết vấn đề hạt nhân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên bằng con đường hoà bình … Với quan điểm tiến bộ như vậy, theo đánh giá của ngưới Hàn, ông Roh Moo-hyun là người đại diện cho tầng lớp trẻ và cho tầng lớp lao động bình dân. Người Hàn Quốc gọi đây là thắng lợi của trào lưu muốn đổi mới, trẻ hoá ở Hàn Quốc, thắng lợi của xu thế hoà giải hợp tác giữa 2 miền Nam - Bắc.
Ngày 19.12.2007, Lee Myung-bak (Ly Miêng Pắc) trúng cử tổng thống và nhậm chức tổng thống Hàn Quốc từ ngày 25 tháng 2 năm 2008 với tỷ số 48,7% lá phiếu. Sauk hi đắc cử Ông cam kết sẽ chấn hưng kinh tế, tăng cường mối quan hệ với Mỹ và thỏa thuận với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Chính phủ Lee Myung-bak đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ như Chính sách Giáo dục-Đàotạo; Chính sách Kinh tế; Chính sách đối ngoại; Chính sách đối ngoại đối với CHDCND Triều Tiên… Chẳng hạn: Để giải quyết vấn đề hạt nhân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên, chính phủ Ly Miêng Pắc khẳng định rất cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước trong đàm phán sáu bên. Hoặc trong chính sách kinh tế, ông đưa ra thuật ngữ MBnomics (Thuật ngữ "MBnomics"này được hình thành từ tên của tổng thống Lee (Myung-bak: MB) ghép với một phần từ -Nomics của Kinh tế (Economics). Tâm điểm nền kinh tế của ông Lee là đề án "Hàn Quốc 7.4.7 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7% trong thời gian nhiệm kỳ của ông, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc hằng năm đạt 40.000 USD/người, và biến Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới.
Ngày 25.3.2013 Bà Park Geun-hye, con gái lớn của cố tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đã trở lại Nhà Xanh sau 33 năm, lần này với tư cách là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc cùng với lời hứa hẹn mở ra một thời kỳ mới tưới sáng hơn cho Hàn Quốc.
Một trong những sự việc đầu tiên khiến chính quyền của bà Park “mất điểm” là vụ chìm phà Sewol ngày 16/4/2014 khiến hơn 300 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là học sinh. Chính phủ của bà Park bị cho là đã chậm trễ trong việc đối phó với thảm họa.
Ngày 25/10/2016, bà Park lần đầu tiên cúi đầu xin lỗi toàn dân vì bê bối để người bạn thân Choi Soon-sil chỉnh sửa các bài phát biểu quan trọng của bà trong những tháng đầu nhậm chức. Người bạn thân này đã bị bắt giữ hôm 31/10/2016 với cáo buộc lạm dụng mối quan hệ thân tình với Tổng thống Park để chi phối các vấn đề quốc gia.
Ngày 9/12, quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu luận tội đối với bà Park, tạm thời tước quyền tổng thống của bà trong thời gian chờ phán quyết của tòa. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn đã được chỉ định trở thành Tổng thống lâm thời.
Sau việc cảnh sát Hàn Quốc bắt giữông Jay Y. Lee, Phó chủ tịch Tập đoàn Samsung do bị nghi ngờ có liên quan đến bê bối nhận hối lộ của bà Park. Các công tố viên ngày 6/3 kết luận, bà Park đã cấu kết với người bạn thân Choi Soon-sil nhận hối lộ từ Tập đoàn Samsung và sau đó Ngày 10/3, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc chính thức luận tội và phế truất Tổng thống Park.
Ngày 9/5/2017, trong cuộc bầu cử tổng thống ở Hàn Quốc, ông Moon Jae-in đã giành 41,1% phiếu bầu. Với kết quả này, ông Moon Jae-in sẽ tuyên thệ nhậm chức trở thành tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc với nhiệm kỳ 5 năm vào ngày 10/5/ 2017. Về quan điểm chính trị; Tổng thống Moon ủng hộ việc thống nhất đất nước một cách hòa bình giữa hai miền bán đảo Hàn; ủng hộ việc mở cửa lại khu công nghiệp Kaesong;
Về đối ngoại, ông coi trọng quan hệ với Mỹ song cũng luôn coi trọng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc độc lập và tự do.
Năm 2018 được xem là năm mở ra một trang mới trong quan hệ liên Triều. Ngày 27/4, lãnh đạo của hai miền Nam-Bắc đã có cuộc gặp mặt lịch sử ngay tại đường ranh giới quân sự tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Moon và ông Kim đã gây ấn tượng với toàn thế giới, biến đường ranh giới quân sự vốn đã chia cắt hai miền Nam-Bắc trong suốt 65 năm qua thành một biểu tượng của hòa bình. Ngày 27/4 đã đi vào lịch sử, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ bước trên một hành trình vĩ đại tiến tới hòa bình thông qua việc thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa, tuyên bố chấm dứt chiến tranh và sẽ ký kết hiệp định hòa bình lần đầu tiên sau 73 năm đất nước bị chia cắt.
Gần một tháng sau, ngày 24/5/2018, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều tiên đã thực hiện việc phá dỡ bãi thử nghiệm hạt nhân Punggye. Tiếp đến ngày 26/5/2018, Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ tư đã diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Đây đã là Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhậm chức. Cũng tại Hội nghị này, hai miền Nam - Bắc nhất trí sẽ tổ chức cuộc họp cấp cao liên Triều vào ngày 1/6/2018, sau đó, tổ chức cuộc họp cấp chuyên viên quân sự và cuộc họp Hội chữ thập đỏ liên Triều. Đặc biệt trong lần gặp này, Chủ tịch Kim Jong-un đã bày tỏ cảm ơn Tổng thống Moon Jae-in vì đóng góp của ông Moon cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ được tổ chức vào ngày 12/ 6/2018.
Sau một thời gian chuẩn bị, cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên đã được tổ chức tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa Singapore ngày 12/6/ 2018 giữa Tổng thống Mỹ Donal Trump và chủ tịch Triều Tiên Kim Jong- un. Kết quả, hai bên đã ra tuyên bố chung bao gồm một số nội dung:
-
Hoa Kỳ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ Mỹ - CHDCND Triều Tiên mới, đáp ứng khát khao của hai dân tộc vì hòa bình và thịnh vượng.
-
Hoa Kỳ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ chung sức xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
-
Tái khẳng định Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27/4/2018, CHDCND Triều Tiên cam kết nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
-
Hoa Kỳ và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cam kết tìm kiếm tù binh và hài cốt những người mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), bao gồm việc hồi hương các hài cốt đã được xác định danh tính.
Tiếp đến, ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2019, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai đã được tổ chức tại Khách sạn Metropole tại Hà Nội, Việt Nam. Tại khách sạn Metropole của Hà Nội, Trump và Kim đã có cuộc gặp một đối một trong 30 phút vào tối thứ Tư. Họ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh lúc 6:30 chiều giờ địa phương (6:30 sáng EST) với một cái bắt tay và sau đó tham gia vào một cuộc họp riêng, chỉ có người phiên dịch.
Tuy nhiên, bước sang ngày làm việc thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2019, Nhà trắng tuyên bố rằng hội nghị thượng đỉnh đã bị rút ngắn và không có thỏa thuận nào đạt được và sau đó đã không có lễ ký kết tuyên bố chung.
Sau bế tắc của hội đàm Hà Nội, Bắc Triều Tiên đơn phương đưa ra thời hạn đàm phán với Mỹ là tới cuối năm 2019, yêu cầu Washington đề xuất một “cách tính toán mới”. .Tháng 6 /2019, lãnh đạo ba nước Hàn Quốc, Mỹ và Bắc Triều Tiên đã có cuộc hội đàm tại Bàn Môn Điếm nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cuộc gặp này chỉ dừng lại ở một sự kiện mang tính biểu tượng. Tháng 10 cùng năm, Mỹ và Bắc Triều Tiên tổ chức hội đàm cấp chuyên viên tại Stockholm, Thụy Điển, nhưng tiếp tục không đạt được nhất trí.
Sau đó, Bắc Triều Tiên đã tiến hành một loạt động thái khiêu khích nhằm gây sức ép với Mỹ, như phóng tên lửa tầm ngắn, thực hiện một vụ “thử nghiệm trọng đại”, được phỏng đoán là thử nghiệm động cơ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump đang mải tập trung vào các vấn đề nội bộ như đối phó với vụ luận tội của phe đối lập, chuẩn bị cho chiến dịch tái đắc cử, mối uy hiếp từ Iran, nên vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên không còn được ưu tiên . Trong một năm qua, Bắc Triều Tiên cũng tỏ ra lạnh nhạt với đối thoại liên Triều, quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc gần như đóng băng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hầu như không có cơ hội phát huy vai trò trung gian trong đối thoại phi hạt nhân hóa.
Ngay từ đầu năm 2020, dịch corona -19 đã càn quét toàn thế giới. Mỹ cũng đã chính thức bước vào cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống. Cả ba nước Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Mỹ đều không có “tâm trí” để tập trung cho vấn đề hạt nhân miền Bắc .
Tuy nhiên, chỉ khi nào cục diện tranh cử Tổng thống Mỹ được hé lộ, thế giới mới có thể kỳ vọng về tiến triển trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
6 .8 Vài nét về cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
Về chính trị: Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được tổ chức theo chính thể dân chủ nhân dân. Các khu vực hành chính bao gồm 9 tỉnh và 3 thành phố:Chagang, Hamgyong Bắc, Hamgyong Nam, Hwanghae Bắc, Hwanghae Nam, thành phố Kaesong, Kangwon, thành phố Namp’o, Pyongang Bắc, Pyongang Nam, thành phố Pyonggang, Yanggang.
Hiến pháp thông qua năm 1948, được sửa đổi vào các năm 1972, 1992 và 1998. Đứng đầu Nhà nước là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Thủ tướng đứng đầu chính phủ. Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Cơ quan tư pháp là hệ thống tòa án, trong đó quyền tư pháp cao nhất thuộc về tòa án Trung ương, các thẩm phán tòa án được Quốc hội bầu chọn. Các đảng phái chính trị hiện nay gồm có: Đảng Lao động Triều Tiên (KWP), Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Chondoist Chongu (Thanh Thiên Đạo).
Người đứng đầu Nhà nước :
-
Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) từ 1948-1994.
-
Kim Jong Il ( Kim Chính Nhật) từ 1994-2011
-
Kim Jong Un (Kim Chính Ân) từ 2011 đến nay.
Về kinh tế - xã hội, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Đất nông nghiệp được tập thể hóa, các ngành công nghiệp đều do nhà nước quản lý dưới hình thức sở hữu nhà nước. Công nghiệp nặng được chú trọng đặc biệt, nhất là công nghiệp quốc phòng.
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên xây dựng nền văn hóa giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về Quốc phòng và quân đội: Cơ quan cao nhất, thống lĩnh về mặt quân sự là Hội đồng quốc phòng. Số quân hiện tại với khoảng 1, 21 triệu quân chính quy; 4, 7 triệu quân dự bị. Công dân đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, trừ một số trường hợp đặc biệt. Hiện nay Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, sản xuất và phóng tên lửa đạn đạo và đang bị thế giới lên án, phản đối, cũng như bị Mỹ và phương Tây cấm vận , bị Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt kinh tế.
Nhiều năm qua, nhất là từ sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã nhiều lần thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo làm cho tình hình chính trị an ninh trong khu vực và trên thế giới ngày càng phức tạp, bị dư luận quốc tế phản đối mạnh mẽ.
Quan hệ đối ngoại ; hiện nay tại Pyonggang có 24 sứ quán của các nước gồm: Brazil, Bulgaria; Campuchia, Trung Quốc, Cuba, Czech, Aicập, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Lào, Malaysia, Mông cổ, Nigeria, Pakistan, Palestin, Phần lan, Romani, Nga, Thụy Điển, Syria, Vướng quốc Anh và Việt Nam.
(1) TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Lịch sử Hàn Quốc; Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học; Bộ
Giáo Trình Hàn Quốc học số 1 SNU- VNU;
Đại học Quốc Gia Seoul;
Đại học Quốc gia Việt Nam.
Hội đồng biên soạn Giáo trình Đại học Quốc Gia Seoul:
Huh Nam-jin ( chủ biên), Yu In–sun, Byun Chang- ku, Song Ki-ho, Yoon Hi- won; Paik Nak- whan, Oh Yeon- cheon.
Chịu trách nhiệm nội dung phía Hàn Quốc:
Song Ki-ho chịu trách nhiệm bản thảo), Ro Myoung–ho, Kim In–geol, Kwon Tae–eok, Chung Yong–wook.
Chịu trách nhiệm nội dung phía Việt Nam:
Lê Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Ánh
Phiên dịch: Lê Thị Thu Giang; Nguyễn Thu Ngân, Nguyễn Phương Lâm
Phạm Quỳnh Hoa, Trần Thị Bích Phượng, Hoàng Thị Yến
Hiệu đính Tiếng Việt:
Lưu Thị Tố Lan; Lưu Tuấn Anh
2. Hàn Quốc – Lịch sử và văn hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
3. Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh, Hàn Quốc Lịch sử – văn hoá , Nxb Văn hoá 1996.
4. Ki Baik Lee, Korea xưa và nay (sách dịch); Nxb Thành phố Hồ Chí Minh - 2002.
5. Nguyễn Long Châu; Tìm hiểu văn hoá Hàn Quốc; Nxb Giáo dục – 2000.
6.Lê Quang Thiêm; Văn hoá, văn minh và yếu tố văn hoá truyền thống Hàn , Nxb Văn học – Hà Nội 1998.
7. Hàn Quốc Đất nước con người; Trung tâm Dịch vụ Thông tin hải ngoại Hàn Quốc xuất bản năm 1998.
8. Mười năm đào tạo và nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam; Nxb Đại học Quốc gia – 2003.
9. Lê Đình Chỉnh; Hàn Quốc Lịch sử cận đại và hiện đại (Tài liệu dùng cho đào tạo cao học ngành Hàn Quốc học, Khoa Đông Phương học )
10. Woo Keun H; The history of Korea; Seoul; The Eul – Yoo publishing company, 1970.
11. https://vi.wikipedia.org: Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018
12. https://vi.wikipedia.org : Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ Việt Nam 2019…